6 bí quyết giúp CEO mới cải cách đội ngũ cũ

BÍCH TRÂM| 28/02/2015 07:16

Khi bạn là nhà lãnh đạo “ma mới” trong một tập thể mà tất cả mọi người đều là “ma cũ”, việc xây dựng lòng tin và sự tôn trọng là điều cực kỳ quan trọng.

6 bí quyết giúp CEO mới cải cách đội ngũ cũ

“Bất chấp ‘bề dày’ lịch sử hoành tráng, bất chấp người sáng lập hoặc khách hàng là ai, bất chấp những điều mà người ngoài thường ca ngợi, thành công phụ thuộc vào sự thay đổi, cải cách cuối cùng của bạn”.

Đây là điều mà Steve Pogorzelski - CEO của Công ty Giải pháp kinh doanh thông minh Avention – đã truyền đạt khi vừa “chân ướt chân ráo” đến công ty này để đảm nhận trọng trách “đầu tàu” của chiến dịch cải cách và đổi mới.

Ở thời điểm đó, Avention là một công ty được thành lập và phát triển đã 20 năm và phải trải qua một giai đoạn cải cách quan trọng. Theo đó, Avention được định hướng phải thay đổi gần như toàn bộ đội ngũ quản lý để tái thiết lập các hệ thống giá trị, chính sách, văn hóa và tấn công thị trường tiềm năng.

Giống như mọi CEO mới, Steve Pogorzelski đã suy nghĩ thận trọng về việc phải bắt đầu mọi thứ từ đâu, và tự hỏi làm sao một người hoàn toàn xa lạ như ông có thể nhanh chóng thay đổi một tổ chức đã quá vững vàng như thế?

Trên trang Entrepreneur, Steve Pogorzelski đã chia sẻ 6 bí quyết mà ông áp dụng thành công ở Avention:

1. Giới thiệu bản thân và cho mọi người thấy được kỳ vọng của mình

Khi bạn là nhà lãnh đạo “ma mới” trong một tập thể mà tất cả mọi người đều là “ma cũ”, việc xây dựng lòng tin và sự tôn trọng là điều cực kỳ quan trọng.

Hãy dành thời gian để gặp gỡ và tiếp xúc với càng nhiều nhân viên càng tốt trong vài tuần đầu tiên.

Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng rất nhiều nhà quản lý mới thường hay bị “choáng ngợp” đến nỗi quên mất việc dạo vài vòng ở văn phòng để bắt tay và trò chuyện với các nhân viên của mình trong những ngày đầu.

Những cuộc đối thoại dù là ngắn trong giai đoạn này góp phần quan trọng giúp mọi người nhìn thấy những kỳ vọng ở nhau một cách rõ ràng, bạn có thể mong đợi điều gì từ họ và ngược lại.

>10 lời khuyên cho người mới làm sếp

2. Mở rộng mạng lưới thông tin

Là một CEO mới, bạn có thể bỏ ra hàng giờ để nghiền ngẫm những tài liệu, sổ sách, báo cáo tài chính… để xác định được những thách thức cũng như cơ hội dành cho công ty mình. Tuy nhiên, về văn hóa công ty cũng như các giá trị khác, các nhân viên kỳ cựu mới chính là “tài liệu” đắt giá nhất.

Những “tài liệu” này không chỉ nói cho bạn biết những điều họ nghĩ về hệ thống các chính sách hiện tại của công ty mà thông qua hành vi và các câu hỏi của họ, bạn còn có thể nắm bắt được một cách rõ ràng nhất về những điều rất đáng phải lưu tâm.

Steve Pogorzelski cho biết, ở một trong những buổi họp đầu tiên ông chủ trì tại Avention, khi ông công khai một vài báo cáo tài chính của công ty, ngay lập tức, hầu hết các nhân viên đều tỏ ra bị sốc.

Steve lập tức hiểu ra vấn đề. Có vẻ như trước đây, các báo cáo tài chính dù là tốt hay xấu của Avention đều không được công khai với mọi nhân viên.

Điều này có nghĩa là, nhấn mạnh tầm quan trọng của tính minh bạch trong các hoạt động kinh doanh sau này của Avention chính là một trong những việc mà ông phải cực kỳ lưu ý.

3. Thiết lập các chính sách mới

Khi lãnh đạo một công ty đang trong giai đoạn chuyển tiếp, việc thiết lập các chính sách một cách rõ ràng để các nhân viên tuân theo là vô cùng cần thiết.

Hệ thống các chính sách mới dù còn lạ lẫm nhưng sẽ giúp cho các nhân viên cũ, đặc biệt là những người đang mang tâm trạng mệt mỏi, mất mát hoặc quá thảnh thơi cảm thấy có được một niềm tin mới trong công việc.

Việc này cũng sẽ tạo sự dễ dàng hơn cho bạn trong việc giữ lại cũng như thu hút các nhân viên giỏi – một yếu tố bắt buộc không thể thiếu ở bất kỳ một CEO mới nào.

4. “Chọn mặt gửi vàng”

Một khi các chính sách mới đã được đưa ra, việc tiếp theo mà bạn cần làm chính là chọn một đội ngũ quản lý thật xuất sắc để hiện thực hóa các dự án tiếp theo của mình.

Thông thường, những người hiện đang nắm vai trò quản lý tại các phòng ban khác nhau trong công ty chính là đại diện tối ưu nhất để bạn đưa vào đội ngũ này.

>Nhận diện nhân viên trung thành

5. Truyền cảm hứng cho đồng đội

Khi đã có một đội ngũ tuyệt vời của mình, bạn cần phải có khả năng truyền cảm hứng để họ làm việc ngày càng hăng say và đạt năng suất cao hơn.

Tại Công ty Avention, một trong những chính sách quan trọng mà Steve Pogorzelski từng truyền đạt đến các nhân viên của mình là: niềm say mê luôn bắt nguồn từ khách hàng.

Để chính sách này thật sự thấm nhuần vào tư tưởng của mọi nhân viên, Steve đã tạo ra một chương trình thi đua có thưởng để khuyến khích nhân viên ở mọi phòng ban (không chỉ riêng bộ phận kinh doanh) phấn đấu thu hút nhiều khách hàng hơn và làm gia tăng độ quảng bá đến khách hàng của từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.

6. Tham khảo ý kiến từ bên ngoài

Trở thành lãnh đạo mới của một tập thể đã “già cỗi” với những tư tưởng cũ, dĩ nhiên bạn sẽ phải đối diện với rất nhiều những quyết định khó khăn trong suốt những tháng đầu tiên.

Vì vậy, tham khảo thêm ý kiến từ một nguồn khách quan và đáng tin cậy từ bên ngoài sẽ giúp đỡ bạn rất nhiều trong chặng đường khá gian nan này.

>
Củng cố lòng tin của nhân viên

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
6 bí quyết giúp CEO mới cải cách đội ngũ cũ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO