![]() |
Bà con nông dân phải tự nhận rõ là làm ăn một mình sẽ rất khó làm giàu, vì không thể chỉ bán hàng ở chợ làng mà phải bán ra khắp các tỉnh thành trong nước và vươn ra ngoài nước. Người mua hàng nông sản bây giờ là những công ty lớn, họ mua với khối lượng lớn những nông sản có chất lượng cao, an toàn vệ sinh và giá rẻ. Người bán phải cung cấp khối lượng lớn đó, đúng vào thời điểm khách hàng cần.
![]() |
Ảnh: Huyên Phương |
Nhà nước cũng phải thấy là không thể để cho nông dân “tự bơi”. Điều cần và đủ là một hệ thống chính sách liên kết nhà nông và DN tham gia sản xuất hàng nông sản với kỹ thuật cao, bao gồm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, phân phối sản phẩm (xem sơ đồ). Trước tiên phải xem lại quy hoạch tổng thể của nước ta và quy hoạch chính xác từng vùng sản xuất, vùng nào có thế mạnh về cây gì, con gì có lợi thế hơn vùng khác hoặc quốc gia khác. Trên cơ sở rất khoa học này, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp từng vùng quy hoạch để tạo điều kiện tốt cho nông dân sản xuất mặt hàng đó.
Khi đã xác định lợi thế cây gì, con gì ở đâu, Nhà nước và DN phải xác định thị trường cho từng sản phẩm mũi nhọn để xúc tiến thương mại. Tập hợp nông dân trong từng vùng sản xuất đã quy hoạch để xây dựng những cụm liên kết hoặc những hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) sản xuất theo kỹ thuật cao có khả năng tạo ra những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Những nông dân - xã viên HTX, hoặc thành viên của các cụm liên kết sản xuất kỹ thuật cao này phải có kiến thức và tay nghề cao nhất. Do đó, Nhà nước và DN phải liên kết tổ chức đào tạo kiến thức và kỹ năng cho họ.
Nên tập hợp các doanh nghiệp cùng tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vào một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gồm ngân hàng, công ty hóa chất nông nghiệp, công ty bảo quản, chế biến, phân phối nông - thủy sản cho mạng lưới đại lý trong nước và xuất khẩu hàng có thương hiệu |
Nên tập hợp các DN cùng tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vào một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, gồm ngân hàng, công ty hóa chất nông nghiệp, công ty bảo quản, chế biến, phân phối nông - thủy sản cho mạng lưới đại lý trong nước và xuất khẩu hàng có thương hiệu.
DN nhỏ và vừa đóng vai trò rất quan trọng, vì suy ra cho cùng, sản xuất nông nghiệp chỉ phát triển khi có thị trường ổn định. Nông dân không thể tự mình bơi chiếc thuyền nan ra biển cả để tìm người mua! Phải có các DN nhỏ và vừa được sắp xếp lại, chấm dứt kiểu làm ăn chụp giựt như nhiều đơn vị hiện nay. Cần có các vị giám đốc được đào tạo chuyên môn cao, kinh doanh giỏi, thông thạo ít nhất một ngoại ngữ, có cán bộ và công nhân được bồi dưỡng nghiệp vụ hiện đại, thiết bị được cải tiến, sao cho tăng được chất lượng hàng hóa mà chi phí sản xuất thấp nhất. Các DN xuất khẩu nông sản cần vùng nguyên liệu do nông dân của các cụm liên kết hoặc hợp tác xã nông nghiệp cung cấp ổn định. Không nên tiếp tục tranh mua tranh bán như nhiều đơn vị đang làm hiện nay.
Được như vậy sẽ có tác dụng quyết định đến tính cạnh tranh của nông sản VN qua tác động trên cả ba khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ và vai trò điều phối của Nhà nước sẽ quyết định sự thành bại của sự liên kết của các nội dung trên đây.
Qua những phân tích trên, tôi xin tóm lược những chính sách cần được Nhà nước ban hành để khuyến khích đầu tư cho thị trường nông thôn:
1. Sửa đổi Luật Đất đai: Cần cho tư nhân tích tụ ruộng đất để giảm sự manh mún trên đồng ruộng, mới có thể khuyến khích đầu tư vốn cho nông nghiệp.
2. Sửa đổi Luật Hợp tác xã:
3. Áp dụng “chuỗi giá trị gia tăng” với DN đầu ra là trọng tâm trong việc tổ chức lại sản xuất ở nông thôn. Trong thời đại toàn cầu hóa, DN tư nhân đóng vai trò rất quan trọng trong kết nối nông dân với thị trường - tối cần cho sự giảm nghèo nông thôn. Họ phải được bảo đảm thành công, nếu không họ sẽ không đầu tư vào nông thôn. Vì vậy Nhà nước cần có cơ chế để khuyến khích DN kinh doanh nông sản, bảo đảm họ có vốn đầu tư ưu đãi để hiện đại hóa kỹ thuật, và giúp họ phát triển thị trường để giúp cho nông dân tiếp cận thị trường một cách dễ dàng, nhất là trong lĩnh vực phát triển hệ thống cung ứng vật tư cũng như hệ thống tiêu thụ sản phẩm cùng những dịch vụ kèm theo, như tín dụng, khuyến nông, thú y, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
4. Cần hệ thống giao thông, hệ thống thông tin - viễn thông, thương mại, phương tiện vận chuyển hoàn chỉnh để nối kết đến thị trường tiêu thụ qua các DN năng động, tạo cơ hội bình đẳng giữa nông thôn và thành thị.
Ý KIẾN CỦA BẠN