Robot bạn hay thù?

06/02/2014 08:36

Cotton có một nhà máy sản xuất hàng may mặc cỡ trung vừa đẹp vừa khá phát đạt. Nhà máy của ông sản xuất áo T-shirt bán ở thị trường nội địa và cung cấp cho các shop quốc tế nổi tiếng theo nhãn hàng riêng của họ.

Robot bạn hay thù?

Cotton có một nhà máy sản xuất hàng may mặc cỡ trung vừa đẹp vừa khá phát đạt. Nhà máy của ông sản xuất áo T-shirt bán ở thị trường nội địa và cung cấp cho các shop quốc tế nổi tiếng theo nhãn hàng riêng của họ.

Cotton sử dụng 100 nhân công cắt vải, may áo T-shirt và đóng gói gởi hàng đi. Công việc quản trị chỉ một tay ông lo, ngoài ra còn có một kỹ thuật viên giám sát sản xuất. Ông thật hởi dạ vì doanh nghiệp của ông vận hành thông suốt.

Một ngày nọ, một trong những cửa hiệu chuỗi hỏi liệu ông có thể cung ứng những kiện hàng hàng ngàn áo T-shirt không. Tất nhiên Cotton khoái chí nhưng ông không đủ năng lực sản xuất nhiều như thế. Và điều đó có nghĩa ông có thể mất một khách hàng quan trọng. Thế là ông phải tìm kiếm ý tưởng để có thể đáp ứng khách hàng.

Giáo sư Jacques Martin nguyên là hiệu phó trường Université du Sud Toulon-Var (USTV – Pháp), giảng dạy các môn quản trị chất lượng, quản trị quốc tế, quản trị giao thoa văn hoá... tại Pháp, Hoa Kỳ, Ý, Nga, Úc… Tại Việt Nam, GS Martin đại diệntrường USTV, kế đó là trường Solvay Brussels của Université Libre de Bruxelles (Bỉ) hợp tác với đại học Mở TP.HCM thành lập chương trình thạc sĩ quản trị chất lượng và hiệu suất, giảng dạy bằng Anh ngữ từ năm 2006.

Ông từng nghe nói có những cỗ máy giúp tăng vọt năng suất. Thế là ông quyết định sắm một robot đảm trách việc cắt vải. Quả là robot làm việc rất hiệu quả. Nó có thể cắt hàng trăm áo T-shirt trong vài giây. Nhưng rồi ông nhận ra có một sự nghẽn cổ chai ở khâu may, nên toàn bộ hệ thống sản xuất của ông không lấy gì làm hiệu quả.

Rồi ông quyết định đầu tư thêm một vài robot nữa để giúp khâu may nhanh hơn và không bị lỗi. Đóng gói cũng quá chậm so với khối lượng sản xuất. Nghe thấy cũng có robot đóng gói, ông quyết định mua vài cái. Và toàn bộ quy trình sản xuất trở nên hiệu quả không ngờ, ông thu hồi tiền đầu tư rất nhanh do khách hàng tăng nhanh.

Tuy nhiên, một ngày kia, khi đi dạo qua nhà máy ông bỗng nhận ra rằng nhà máy ông không còn công nhân nữa, mà chỉ toàn robot! Hơn nữa, kỹ thuật viên đáng thương của ông không thể đương đầu với những robot tinh xảo và thông minh không kém gì anh ta! Thế là ông phải thuê các chuyên viên kỹ năng cao hơn để có thể kiểm soát toàn bộ số robot đó.

Bản thân Cotton cũng phải thủ đắc một số kiến thức về quản trị để khai thác tối ưu hệ thống sản xuất mới. Và với hoạt động mở rộng, ông phải thuê một số quản trị viên kỹ năng cao. Mặc dầu Cotton có chút tiếc rẻ đối với việc mất đi các nhân công, ông lại sung sướng với sự tiến triển của nhà máy và rất biết ơn các robot của ông.

Một ngày kia, Cotton cảm thấy cần tôn vinh sự thành công mới trong kinh doanh của ông và quyết định tổ chức một buổi tiệc nhỏ cho các quản trị viên và kỹ sư. Khi họ đến cửa nhà hàng, họ khá là ngạc nhiên: thay vì được chào đón bởi một nữ tiếp viên, họ được một robot hướng dẫn vào bàn! Thay cho người phục vụ là một màn hình máy tính trên bàn để khách gõ đặt món.

Một lát sau, một robot khác bưng thức ăn ra! Khách không dám hình dung điều gì đang diễn ra trong nhà bếp: có thể là một đầu bếp robot trong đó?

Khi xong tiệc, phiếu tính tiền hiện ra trên màn hình máy tính. Cotton gõ các thông số ngân hàng và phiếu tính tiền ngay lập tức trừ vào tài khoản của ông. Mặc dầu tất cả đều thấy ngon miệng, không phải ai cũng khoái cái trải nghiệm này cho lắm.

Suy nghĩ về điều đang xảy ra trong nhà máy của mình và trải nghiệm của ông trong nhà hàng, Cotton nhận ra robot có thể làm tất tần tật các thứ, nhanh hơn và tốt hơn con người. Nhưng rồi điều gì xảy ra cho con người, ông thắc mắc. Liệu mai mốt kỹ sư và các nhà quản lý đều là robot? Và rồi chúng ta sẽ sống trong một thế giới toàn là robot?

Bản thân việc robot hoá không phải là tội ác, vấn đề là chúng ta sử dụng chúng thế nào. Robot đang có mặt để giúp con người, chứ không phải là chuyện hoang tưởng như Samuel Butler cảnh giác hồi thế kỷ 19. Tự động hoá càng cao càng làm thay đổi thói quen sống của con người, và chúng ta phải thích nghi với điều đó. Nếu không, có thể một ngày nào đó sẽ xảy ra cuộc nổi dậy chống robot như nhóm Ludds (1) đã làm, ai biết được?

Vậy thì, robot là bạn hay là thù?

(1) Ludds hay Luddites là băng nhóm các thợ thủ công người Anh hồi đầu thế kỷ 19, hoạt động có tổ chức,
chuyên đi phá các máy móc ngành dệt có thể thay thế sức lao động của họ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Robot bạn hay thù?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO