Quyết liệt thực hiện 3 đột phá

TS Phạm Huy Hùng - Chủ tịch HĐQT VietinBank| 06/01/2014 07:17

Năm 2012, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất, tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, trần lãi suất huy động và 6 lần giảm lãi suất thị trường mở. Trong 9 tháng của năm 2013, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay với lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ.

Quyết liệt thực hiện 3 đột phá

Năm 2012, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất, tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, trần lãi suất huy động và 6 lần giảm lãi suất thị trường mở. Trong 9 tháng của năm 2013, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay với lĩnh vực ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, DNNVV, công nghiệp hỗ trợ.

Cùng với điều chỉnh lãi suất VND, việc điều chỉnh lãi suất huy động USD được thực hiện gắn với các mục tiêu về chống đô la hóa và quản lý ngoại hối. Điều dễ thấy nhất là lãi suất huy động giảm mạnh, nhưng nguồn huy động tiền gửi của dân cư vẫn tăng, với kỳ hạn dài hơn. Tính đến 20/9/2013, tiền gửi VND của dân cư vẫn tăng 13,78% so với cuối năm 2012.

Sau nhiều năm, đường cong lãi suất vốn mới được “tái tạo” thay vì “kẻ thẳng” như trước đó. Điều đó cũng có nghĩa là phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế đã từng bước hợp lý hơn, các tổ chức tín dụng có thể huy động được nguồn vốn trung, dài hạn và ổn định hơn, giảm chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có.

Trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng bắt đầu hình thành đường cong lãi suất theo xu hướng giảm. Song do sự phát triển không đều của các thành viên trên thị trường, còn tồn tại một số các định chế tài chính yếu kém, buộc NHNN vẫn phải áp dụng trần lãi suất huy động, điều này còn cản trở việc hình thành lãi suất dựa trên cung – cầu.

Vì vậy, cần rà soát lại các giải pháp cho thị trường BĐS theo Nghị quyết 02 của Chính phủ như: Hỗ trợ tín dụng với gói 30.000 tỉ đồng, mở rộng diện người nước ngoài được mua nhà ở tại VN, giải quyết BĐS tồn đọng thông qua cơ chế xử lý tài sản gắn với vốn, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và tái cấu trúc thị trường… đồng thời với việc cải thiện chính sách của nhà nước để thị trường BĐS phục hồi nhanh hơn, thu hút được nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường.

Đề án “tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 7/2012 nhưng đến nay, hoạt động này mới dừng ở việc trình duyệt đề án tái cấu trúc, yêu cầu thoái vốn đầu tư ngoài ngành, còn ở những vấn đề cốt lõi liên quan đến đại diện chủ sở hữu, vấn đề quản trị nội bộ, kiểm tra, kiểm soát, vấn đề công khai minh bạch thông tin, vấn đề tham nhũng lãng phí… vẫn không được làm rốt ráo.

Vì thế, không những không thực hiện được chức năng là “lực đẩy” cho phát triển kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn tới khu vực ngân hàng, bởi đây là đối tượng khách hàng rất lớn của các NHTM. Do đó bên cạnh việc tái cấu trúc các DNNN, cần đẩy nhanh việc hoàn thiện chính sách thể chế quản lý DN. Luật quản lý vốn nhà nước, cơ chế giám sát… Đối với DN cần nhanh chóng đổi mới tư duy, cách phát triển dựa vào công nghệ tạo lợi thế mới, cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Vấn đề xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng, cải thiện về chất của quá trình tái cấu trúc các tổ chức tín dụng.

Đây là những vấn đề lớn, nếu chỉ NHNN không giải quyết được, trong khi nguồn lực tài chính hạn chế, phối hợp chính sách giữa các bộ/ngành và quá trình cải cách thủ tục hành chính chưa tốt. Vì vậy, cần một sự quyết tâm đồng bộ của hệ thống với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ban ngành về việc thực hiện 3 đột phá: thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, để chính sách tiền tệ hướng đến hỗ trợ thị trường hiệu quả hơn, hỗ trợ DN phục hồi và phát triển.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Quyết liệt thực hiện 3 đột phá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO