Lance Armstrong - sự thật nào hơn sự nhân văn?

PHƯƠNG CHI| 19/11/2014 05:01

Giờ đúng là người Mỹ chẳng ai tin Lance Armstrong nữa sau khi cuarơ từng được mệnh danh là huyền thoại vĩ đại nhất trong lịch sử môn đua xe đạp bị phát hiện sử dụng doping trong cả bảy lần lên ngôi Tour de France.

Lance Armstrong - sự thật nào hơn sự nhân văn?

Giờ đúng là người Mỹ chẳng ai tin Lance Armstrong nữa sau khi cuarơ từng được mệnh danh là huyền thoại vĩ đại nhất trong lịch sử môn đua xe đạp bị phát hiện sử dụng doping trong cả bảy lần lên ngôi Tour de France.

Đọc E-paper

Vào thời điểm xảy ra vụ bê bối đó, báo chí Mỹ, vẫn được ví như "đàn kền kền", đương nhiên luôn túc trực 24/24 trước cửa nhà Lance, không bỏ sót một động tĩnh nào của vận động viên này. Nó giống như cái cảnh người ta đã thấy trong bộ phim ăn khách Gone Girl mới đây, bộ phim đưa ra một góc nhìn đầy tính chế giễu về sự tự do trong nền báo chí Mỹ.

Nhưng có một sự kiện đã khiến công chúng Mỹ phải dịu lại, đó là khi Lance đồng ý tham gia chương trình talk-show của Oprah Winfrey. Với tài dẫn dắt câu chuyện, đặt những câu hỏi thẳng thắn nhưng bằng chất giọng thủ thỉ, cảm thông, Oprah đã giúp Lance có cơ hội được giãi bày nỗi lòng. Từ sau chương trình đó, công chúng Mỹ thấy Lance đáng thương hơn là đáng trách.

Đó chính là một trong những lý do khiến Oprah được coi như nữ hoàng truyền hình Mỹ, được tạp chí Time, Forbes đánh giá là Người phụ nữ có quyền lực nhất nước Mỹ, thậm chí còn hơn cả đệ nhất phu nhân Michelle Obama hay ứng viên Tổng thống Mỹ tương lai Hillary Clinton.

Bởi đơn giản Oprah luôn đưa ra góc nhìn mang đậm màu sắc nhân bản thay vì chờ chực rỉa rói đối tượng phản ánh như một bộ phận báo chí Mỹ vẫn làm. Bà vẫn tiếp cận sự thật đến tận cùng, nhưng không đẩy những kẻ sa ngã lên giàn thiêu.

Và điều đáng nói là các chương trình của Oprah vẫn luôn có rating thuộc hàng cao nhất, dù không sử dụng những chiêu trò rẻ tiền để lôi kéo người xem như một số chương trình khác.

Thế nên, ở xứ sở vẫn được ví như là thiên đường, cái cách mà một chương trình thuộc kênh truyền hình quốc gia "đi đến tận cùng sự thật" theo kiểu chỉ nắm kẻ có tóc không khỏi khiến người xem phẫn nộ.

Nhân danh sự thật, rồi lòng nhân từ, bao dung, nhưng cách khai thác vấn đề của chương trình đó chẳng khác nào "đám kền kền" trong làng báo chí Mỹ. Tiếc rằng con kền kền ấy lại mang trên vai những danh nghĩa cao cả, điều khác với đám "kền kền Mỹ” luôn công khai mục đích là chạy theo lợi nhuận.

Vậy nên, cái "sự thật" mà họ nói không phải là thuốc đắng để có thể dã được tật, mà chỉ khiến những cơ thể thương tật thêm đau đớn hơn mà thôi. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Lance Armstrong - sự thật nào hơn sự nhân văn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO