Không phải đối tác nào cũng hiểu về điện gió

TRÌNH TIÊU thực hiện| 05/12/2013 06:04

Bà Nguyễn My Lan, Chủ tịch GE tại Việt Nam và Campuchia, cho rằng: "Năng lượng điện gió chưa phát triển tại Việt Nam nhưng đã có bước đi ban đầu, các cơ quan chức năng cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của điện gió”.

Không phải đối tác nào cũng hiểu về điện gió

Bà Nguyễn My Lan, Chủ tịch GE tại Việt Nam và Campuchia, cho rằng: "Năng lượng điện gió chưa phát triển tại Việt Nam nhưng đã có bước đi ban đầu, các cơ quan chức năng cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của điện gió”.

Đọc E-paper

* Nhà đầu tư không mặn mà với điện gió, điều này tác động thế nào đến hoạt động kinh doanh của GE tại Việt Nam ?

- Thật ra các cơ quan chức năng đều đã thấy rõ được tầm quan trọng của việc giá điện thấp. Nó ảnh hưởng không chỉ đến ngành điện mà còn ảnh hưởng thu hút đầu tư, ảnh hưởng tới tốc độ phát triển chung của đất nước, ngoài quan ngại nhất định từ phía người dân, nhìn xa hơn là vấn đề phát triển nền công nghiệp.

Điều chỉnh giá điện là việc cần làm nhưng làm như thế nào lại phụ thuộc vào Chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc điều tiết, cân đối các yếu tố liên quan để đưa ra mức tăng giá hợp lý, có lợi cho quốc gia mà không quá ảnh hưởng đến đời sống người dân.

* Đầu tư lĩnh vực thiết bị điện gió, GE đã tính đến rủi ro có thể gặp khi đầu tư vào công nghệ cao tại Việt Nam?

- Bất kể đầu tư nào cũng có rủi ro. Tuy nhiên, trước khi đầu tư vào bất kỳ một dự án nào, GE cũng đã có những bước nghiên cứu và hoạch định cần thiết.

Khoản đầu tư vào nhà máy sản xuất các linh kiện tuabin gió tại Hải Phòng là một trong những bước tiến chiến lược trong hoạt động kinh doanh của chúng tôi tại Việt Nam, khẳng định cam kết lâu dài của GE đối với sự phát triển của Việt Nam.

Thực tế đã chứng minh quyết định đầu tư của GE vào Việt Nam là rất đúng đắn và chúng tôi đã nâng vốn đầu tư của mình lên hơn 100 triệu USD trong thời gian ngắn sau đó và đang có các kế hoạch mở rộng tiếp theo.

GE sẽ phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư để cung cấp các thiết bị với công nghệ cao nhất, giá cả cạnh tranh, giúp chủ đầu tư giảm được giá thành đầu tư tốt nhất có thể và đạt được lợi nhuận mong muốn.

* Kỳ vọng của GE như thế nào đối với một thị trường năng lượng điện gió chưa phát triển như Việt Nam ?

Với bất kỳ quốc gia đang phát triển nào, cái gì cũng có thời điểm bắt đầu và Việt Nam không phải ngoại lệ. Hiện nay, Việt Nam đã triển khai một số dự án điện gió, GE cũng đã hợp tác với một chủ đầu tư ở Bạc Liêu cung cấp thiết bị cho những dự án đó, đồng thời hợp tác chặt chẽ với Chính phủ và các cơ quan liên quan để chia sẻ những kinh nghiệm phát triển năng lượng theo hướng tăng trưởng xanh.

Tuy nhiên, với một thị trường mới như Việt Nam, chúng tôi vất vả hơn, phải làm việc nhiều hơn, bỏ nhiều thời gian hơn với khách hàng, vì không phải đối tác nào cũng hiểu về năng lượng tái tạo nói chung, điện gió nói riêng.

*Thực thi vai trò cầu nối giữa một tập đoàn Mỹ với thị trường Việt Nam, bà đã làm gì để cân bằng lợi ích giữa các bên?

Hành lang pháp lý cho các dự án hợp tác công tư (PPP) vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã nhận được những phản hồi từ phía các nhà đầu tư để có những sửa đổi đúng đắn về tỷ lệ góp vốn của Nhà nước cũng như cam kết của Chính phủ trong các dự án này.

Hình thức PPP cũng là một giải pháp tốt cho Việt Nam trong việc kêu gọi đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khi mà trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA không còn là phương thức huy động vốn ổn định nữa.

Là một nhà đầu tư, chúng tôi cũng rất quan tâm tới hình thức này. Chúng tôi tin rằng Chính phủ sẽ có phương án điều chỉnh phù hợp để đảm bảo lợi ích của các bên.

Với riêng tôi, mấu chốt để cân bằng lợi ích đó là tạo được lòng tin giữa các bên. Khi mà GE có thể đảm bảo các cam kết đã thỏa thuận với đối tác thì chắc chắn lòng tin cũng sẽ được gây dựng.

* Xin cảm ơn bà.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không phải đối tác nào cũng hiểu về điện gió
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO