Không có "thiên đường"

QUẢNG YÊN/DNSGCT| 26/09/2015 06:47

Nhìn cảnh những người di dân (hay còn gọi là người tị nạn) đánh đổi cả sinh mạng gia đình, trôi nổi biển khơi để rời bỏ quê hương không còn sống nổi mà thương tâm và kinh hãi.

Không có

Một dạo “giấc mơ Mỹ” ám ảnh nhân loại. Bây giờ vẫn thế, nhưng có “tỉnh ra” hơn trước bởi sự quyết liệt ngăn chặn nhập cư của hầu hết các nước chứ không riêng gì Mỹ.

Đọc E-paper

Chính sách lớn thì thôi không nói, vì nói cho hết phải dài. Chỉ nói cái nhãn tiền, nhiều người xin visa vào Mỹ "trần ai khoai củ" mà tệ nỗi là không thể nào biết lý do. Bà con nói với nhau: “Mỹ là thế. Xin được visa hay không, đậu hay rớt, chẳng ai biết lý do vì sao. Có người rớt hoài, có người rớt vài lần rồi đậu, cũng chẳng hiểu tại sao. Có trời biết”.

Mấy bà bạn có con đi du học thường hỏi đùa nhau: “Con hư của chị thế nào rồi?” (Ý nói đi học xong không chịu về xây dựng đất nước mà thích ở lại, là… con hư). Nhưng bây giờ ai cũng biết ở lại không phải dễ. Những trò gian lận theo kiểu kết hôn giả giờ đã dễ bị lật tẩy rồi.

Nhưng giấc mơ Mỹ bây giờ… mở rộng lắm. Thiên hạ đồn nhau: dân trung lưu của Trung Quốc họ đi nhiều lắm. Chuyện này không giấu được vì quảng cáo ra rả, nghe không cẩn thận rất dễ tưởng bở.

Thí dụ, cơ hội làm việc tại Mỹ, không cần bằng cấp, không cần ngoại ngữ, không cần người bảo lãnh, không cần tay nghề, đến chứng minh tài chính sạch cũng không cần. Ơ, thế thì “ngon” quá còn gì. Sang đó định cư, con cái đi học không mất tiền,… Trời, nghe mà ham. Nhưng đọc kỹ, muốn đạt tất cả những chuyện đó, phải nộp ra 135 ngàn đô la Mỹ, tức là khoảng 3 tỷ tiền Việt (mức này chỉ cần bán ngôi nhà trung bình mình đang ở là có thể đủ). Nhiều người có đủ lắm. Thế mà sao không mấy ai đi theo?

Thì ra là thế này chăng? Bán hết cơ nghiệp sang xứ lạ đó để làm gì? Làm đầu bếp bưng bê hàng ăn, rửa chén bát, làm vệ sinh… Ôi, liệu có thể hy sinh tất cả chỉ để đến Mỹ làm việc lao động “hạ cấp” ấy miễn là “hy sinh đời bố củng cố đời con” hay không? Câu trả lời chưa rõ.

Còn những anh nhà giàu đi diện EB5 có vẻ hấp dẫn hơn. Sang đó có sản nghiệp, có kinh doanh. Đóng tiền lớn 500 ngàn đô, nhưng nếu làm có hiệu quả, người ta sẽ… trả lại mà.

Nhưng mà nghe này, khó nuốt lắm. Phải có dự án, thời khóa biểu triển khai, phải tạo công ăn việc làm cho tối thiểu mười người. Chứ đừng tưởng tham nhũng, làm ăn bất chính vơ một đống tài sản rồi “trốn” sang đó ngồi hưởng đâu.

Nghe các câu hỏi – đáp đây này. Hỏi: “Việc gì sẽ xảy ra nếu nộp 500 ngàn đô cho trung tâm vùng nhưng sau đó sở di trú không chấp nhận chiếu khán?”. Trả lời: “Nếu đó là trung tâm vùng đàng hoàng, họ sẽ gửi tiền đó vào ngân quỹ và trả lại tiền. Còn nếu là trung tâm không đàng hoàng, họ đem số tiền đó ra dùng ngay và không hoàn trả được”.

Trời đất! Các bà nhà giàu đang ham đi Mỹ kêu lên: “Có ai ở bên Mỹ mà mở cuộc điều tra để biết trung tâm nào đàng hoàng, trung tâm nào không đàng hoàng, có khác nào bỏ cả đống tiền đi… đánh đố à, ai mà khùng dữ vậy”. Rồi nói với nhau, đọc báo chưa, phóng sự nhiều kỳ về các chiêu công ty lừa môi giới kia kìa. Mất bao nhiêu tiền xôi hỏng bỏng không kia kìa. Ôi, giấc mơ Mỹ nghe qua thì dễ mà sao thực thi khó quá!

Nhìn cảnh những người di dân (người tị nạn), họ đánh đổi cả sinh mạng gia đình, trôi nổi biển khơi để rời bỏ quê hương không còn sống nổi mà thương tâm và kinh hãi. Nhìn tấm hình chú bé Syria ba tuổi chết trên biển nằm dạt vào bờ, chẳng ai cầm được nước mắt. Hay như người ta nói là “Cả thế giới câm lặng”.

Không câm lặng thì nói gì đây? Làm gì có thiên đường…

>Chẳng ai sung sướng, tại sao?

>Quyền đi tìm một lần sống tử tế

>Mỗi người phải tự lo cho cơn khát của mình!

>Quyền được sống tốt

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Không có "thiên đường"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO