CPI tháng 11 tăng thấp: Vì sao?

K.T tổng hợp| 25/11/2015 03:48

Theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng, Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) cho biết, CPI tăng ở mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua bởi 2 lý do...

CPI tháng 11 tăng thấp: Vì sao?

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24/11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 11 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,64%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua.

Cụ thể, CPI tháng 11/2015 đã tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 0,34% so với cùng tháng năm 2014. Như vậy, tính từ đầu năm, CPI mới chỉ tăng 0,58%, mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua và còn cách khá xa so với giới hạn 5% được Quốc hội từng đề ra.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 9 nhóm tăng với mức tăng không đáng kể là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,05%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,16%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,14%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,32% ... Có 2 nhóm hàng giảm là bưu chính viễn thông giảm 0,1% và giao thông giảm 0,38%.

Trao đổi với phóng viên, bà Đỗ Thị Ngọc - Vụ phó Vụ Thống kê giá cho biết, CPI tháng 11 năm 2015 tăng chủ yếu do chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,31% bởi các thương lái thu gom lúa gạo cho hợp đồng xuất khẩu gạo sang Indonesia và Philippines.

Ngoài ra, bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 11 năm 2015 giảm như: giá xăng giảm dẫn tới chỉ số giá nhóm nhiên liệu giảm so với tháng trước, giá thép trong nước giảm mạnh nhất từ đầu năm đến nay hay giá vàng thế giới đang chịu sức ép giảm giá trước khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất vào tháng 12 tới.

Lý giải dưới góc độ kinh tế vĩ mô, theo TS. Nguyễn Đức Độ - Phó viện trưởng, Viện Kinh tế tài chính (Học viện Tài chính) cho biết, CPI tăng ở mức thấp nhất trong vòng 14 năm qua bởi 2 lý do.

Thứ nhất, về lâu dài, xu thế phục hồi nhưng tăng trưởng 2008 dưới tiềm năng đến nay phục hồi ở mức tăng trưởng 6% là một quá trình dài. Thứ hai, giá dầu giảm kéo chỉ số CPI xuống thấp trong nhiều tháng.

Theo dự báo của TS Độ, cho đến cuối năm lạm phát có thể dưới 1%, tháng 12/2015 lạm phát tăng tương tự như tháng 11, mức tăng 0,1 - 0,2%.

Cũng theo vị chuyên gia này, khả năng lạm phát cao trong thời gian tới là thấp, thậm chí, nguy cơ giảm phát nhiều hơn.

Chỉ số lạm phát cơ bản là 1,7% so với cùng kỳ thấp, thường chỉ số này nên ở mức 2%, mức trung bình của các nước trên thế giới, dưới mức này gây ra những lo ngại nhất định.

"Lạm phát cơ bản 1,7%, lạm phát tổng thể dưới 1%, do đó cần hạ lãi suất để kéo lạm phát lên mức 2 - 3%. Hiện lãi suất cho vay trung bình ở mức 8% so với 1% là mức cao", ông Độ nói.

TS. Độ cũng cho biết, tổng cầu phục hồi nhưng chưa mạnh, doanh nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn mà nguyên nhân chính là do lãi suất cho vay vẫn ở mức cao.

Về vấn đề này, TS. Huỳnh Thế Du - Giám đốc Đào tạo, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết, chỉ số CPI thể hiện cầu, khi cầu thấp chứng tỏ người dùng không hồ hởi nền kinh tế tiềm ẩn những bất ổn, doanh nghiệp có thể phải giảm giá, thu hẹp sản xuất, kinh doanh.

Ông Du cho rằng CPI thấp do 2 lý do: chính sách tiền tệ thắt chặt một thời gian, giá nguyên nhiên liệu đầu vào làm giá thành sản xuất thấp đi và sức cầu thấp.

Quan trọng hơn là các chỉ số liên quan chuyển đổi mô hình, tái cơ cấu đầu tư công, hệ thống tài chính ngân hàng chỉ có một số bề mặt tốt và tiềm ẩn bất ổn liên quan đến vấn đề nợ công, ngân sách nhà nước.

>“Nóng” chuyện lạm phát

>Kinh tế toàn cầu có thể rơi vào “tình trạng lạm phát đình đốn”

>Thảm họa Nhật đẩy lạm phát châu Á gia tăng

>Khi lạm phát gần gấp đôi tăng trưởng 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
CPI tháng 11 tăng thấp: Vì sao?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO