Ví smartphone

HOÀNG HÀ| 30/10/2014 06:33

Trong tương lai xa, tiền mặt sẽ biến mất hoàn toàn. Xa hơn nữa, thanh toán qua thẻ cũng sẽ biến mất và chỉ còn thanh toán điện tử qua smartphone.

Ví smartphone

Trong tương lai xa, tiền mặt sẽ biến mất hoàn toàn. Xa hơn nữa, thanh toán qua thẻ cũng sẽ biến mất và chỉ còn thanh toán điện tử qua smartphone.

Đọc E-paper

Với sự ra mắt iPhone 6 và iPhone 6 Plus, Apple cũng đồng thời cho ra mắt dịch vụ thanh toán mới Apple Pay dựa trên ứng dụng của cảm biến vân tay trên dòng sản phẩm iPhone 6 và iPhone 6 Plus này.

Apple Pay là hình thức thanh toán không dây (qua NFC) cho phép giao dịch mà không cần thẻ. Các thẻ tín dụng và ATM của người dùng sẽ được lưu trong iPhone, thanh toán bằng cách đặt điện thoại gần máy tính tiền. Tất cả chỉ cần có vậy, không tiền, không thẻ.

Apple Pay hiện có mặt tại hơn 220.000 cửa hàng khác nhau tại Mỹ, ví dụ như McDonalds, gọi taxi bằng Uber, Macys, Subway, Toys "R" Us... Đây là số cửa hàng được trang bị máy tính tiền payWave của VISA hoặc PayPass của MasterCard, cũng là các hệ thống thanh toán dựa trên NFC cho phép người dùng không cần phải quẹt thẻ khi giao dịch. Apple Pay tương thích với hai hệ thống này nên cũng được hưởng lợi từ đó.

Công nghệ thanh toán không tiếp xúc, đã có tại Anh từ năm 2008 nhưng chỉ bắt đầu phát triển trong vài năm qua.

Công nghệ NFC trên điện thoại Android biến điện thoại thành một công cụ thanh toán điện tử tiện lợi. Nhờ những "con chip tầm ngắn có khả năng kết nối không dây", một điện thoại đang kích hoạt NFC sẽ cho phép bạn chỉ cần lắc điện thoại vào phía trước bộ phận thanh toán cảm biến của một cửa hàng bán lẻ và hàng hóa của bạn ngay lập tức được thanh toán vào thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, triển vọng thanh toán qua thiết bị di động nằm ở chỗ kết hợp thói quen chi tiêu trực tuyến của người tiêu dùng với hành vi mua sắm tại các cửa hàng truyền thống.

Dữ liệu thu thập được trên trang web có thể giúp doanh nghiệp tính toán giảm giá hàng hóa, lập kế hoạch hàng tồn kho một cách hiệu quả hơn. Đó chính là những lý do mà các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống lâu nay cảm thấy e ngại khi cạnh tranh với những đối thủ tồn tại chủ yếu trên internet như Amazon. Tuy nhiên, thanh toán di động, còn được gọi là ví điện tử, chưa thể hình thành ngay một xu thế mạnh mẽ cho dù nhiều đại gia như eBay, Google đã đặt chân vào cuộc chơi.

Theo Viện Nghiên cứu Forrester, phương pháp tiếp cận dữ liệu khách hàng của Apple là một trong những khuyết điểm lớn của Apple Pay. Các hệ thống thanh toán di động không thể phát triển mạnh mẽ một phần vì khách hàng và doanh nghiệp dường như vẫn rất hài lòng với hệ thống thanh toán bằng tiền mặt và thẻ nhựa hiện tại.

Khi đó, các cửa hàng không có lý do gì chuyển đổi sang hệ thống thanh toán hoàn toàn mới và xa lạ với người tiêu dùng. Apple Pay chỉ mang lại cho khách hàng thêm chút thuận tiện hơn so với cách thanh toán truyền thống. Trên thực tế, bảo mật dữ liệu khách hàng vẫn là con dao hai lưỡi, ít nhất là đối với Apple Pay lúc này.

Tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart cũng từ chối sử dụng Apple Pay. Wal-Mart cho biết, ngay từ đầu đã không có ý định kết hợp với hệ thống thanh toán của Apple vì Tập đoàn vẫn đang hoạt động dựa trên hệ thống riêng được phát triển bởi Công ty Giao dịch Khách hàng - Thương nhân (MCX).

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, lý do chính khiến Wal-Mart từ chối Apple Pay là nhằm giúp các doanh nghiệp có thể kiểm soát mọi mối quan hệ với khách hàng của họ.

Trong khi đó, người dùng iPhone có thể sử dụng Apple Pay để mua chịu thông qua ứng dụng di động của Starbucks. Tuy nhiên, các quầy thu ngân của Starbucks lại hoàn toàn nói "Không" với Apple Pay, một phần vì Starbucks không phát triển các thiết bị kết nối cần thiết để chấp nhận thực hiện thanh toán từ chiếc điện thoại iPhone.

Starbucks vốn coi các hệ thống thanh toán di động là một cách để tiếp cận sâu hơn vào đời sống của khách hàng thông qua các chương trình tích lũy điểm trung thành. Khoảng 15% giao dịch tại các quán Starbucks ở Mỹ đều được thực hiện qua ứng dụng điện thoại riêng của Hãng.

* Với số lượng hơn 1 tỷ người dùng, Facebook có cơ hội và lợi thế rất lớn để tham gia vào thị trường dịch vụ thanh toán điện tử. Mạng xã hội này đang có những động thái tham gia thị trường thanh toán điện tử khi bắt buộc người dùng phải tải ứng dụng Messenger nếu muốn nhắn tin qua mạng xã hội này trên smartphone. Tùy chọn thanh toán hoạt động giống như gắn ảnh đi kèm với tin nhắn. Nhưng thay vì gửi một tấm hình, bạn có thể gửi tiền thông qua một thẻ ghi nợ gắn kèm. Chi tiết của thẻ này sẽ cần phải nhập vào ứng dụng.

* Rakuten Bank của Nhật Bản thậm chí còn tiến xa hơn một bước trong dịch vụ thanh toán qua điện thoại. Kể từ tháng 8 vừa qua, khách hàng của công ty này đã có thể sử dụng Facebook để chuyển tiền thông qua một ứng dụng ngân hàng.

* Microsoft và hãng tìm kiếm Google cũng bước đầu tham gia thị trường thanh toán điện tử với dự án Zero-Effort Payments trên hệ điều hành Windows Phone, hay ứng dụng Google Wallet dành cho hệ điều hành iOS hoặc Android.

>6 ví điện tử nổi tiếng thế giới
> Kẻ phá bĩnh Apple Pay

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ví smartphone
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO