Kính Google có nguy hiểm không?

28/05/2013 09:32

Một số người lên án nó như là tội ác thời trang. Một số người khác lo lắng về việc thâm nhập vào đời tư: không biết khi chia tay với người đeo kính bạn có bị họ ghi hình không.

Kính Google có nguy hiểm không?

Một số người lên án nó như là tội ác thời trang. Một số người khác lo lắng về việc thâm nhập vào đời tư: không biết khi chia tay với người đeo kính bạn có bị họ ghi hình không.

Ngoài ra, hầu hết đều đồng ý rằng một máy hiển thị nối kết với điện thoại thông minh và máy ảnh đặt ở một góc của thị trường (tầm nhìn của mắt) luôn hấp dẫn và đầy tiềm năng đột phá – và giống như chúng ta, người đeo kính muốn thử điều đó. Nhưng kính có thể tình cờ ngắt một khả năng nhận thức mang tính quyết định, để lại những hậu quả nguy hiểm.

Trong một cuộc nói chuyện ngẫu hứng và trả lời phỏng vấn hồi tháng ba, một trong những sáng lập viên của Google, mô tả động cơ của sản phẩm mới.

“Chúng tôi đặt câu hỏi liệu bạn có đang đi đâu đó và nhìn xuống một điện thoại thông minh hay không, ông nói. Thay vì vậy, các nhà thiết kế của công ty đặt câu hỏi, “Có thể nào chúng tôi giải phóng tay cầm máy của bạn” và “giải phóng mắt của bạn”? 

Google chỉ là một công ty bán một công nghệ giúp cho việc sử dụng điện thoại thuận tiện hơn trong khi bạn mắc làm những việc khác. Tháng trước, Chevrolet tung ra một sản phẩm thương mại không làm bận mắt và bận tay với giao diện Siri của iPhone, trình ra một phụ nữ kiểm tra văn bản nhắn tin bằng khẩu lệnh trong khi cô lái xe theo vòng tròn.

Theo niềm tin của họ, các nhà thiết kế Google nhận thức rằng sự lơ đễnh gây ra bởi sự chú ý của ai đó bị hút vào một thay đổi thị giác đột ngột.

Brin giải thích rằng kính không phát một tín hiệu nhanh trong thị trường của người dùng khi một văn bản tin nhắn đến. Thay vì vậy, nó sẽ phát ra một âm thanh và yêu cầu người dùng nhìn lên để kích hoạt hiển thị.

Mục tiêu “không bận mắt” vướng phải một hạn chế hiển nhiên của não người: chúng ra không thể nhìn ra khỏi nơi mà chúng ta đang hướng đến trong vòng một vài giây mà không bị mất phương hướng.

Và thời gian dành để nhìn một điện thoại là thời gian quên mất thế giới thực, như ta thấy trong đoạn video nổi tiếng cảnh những người dùng điện thoại lo ra vấp té vào bể nước phun của siêu thị.

Hầu hết mọi người đều bị chi phối bởi “luật hai giây” về trực giác. Chẳng hạn khi lái xe, chúng ta chỉ liếc nhanh qua radio hoặc đồng hồ tốc độ. Nhưng nhiều sự chia trí khác vượt quá cái trực giác ấy.

Những nhà nghiên cứu ở viện Công nghệ Vận tải Virginia trang bị cho xe hơi và xe tải máy ảnh và bộ cảm để theo dõi thái độ lái xe trong trạng thái thực.

Khi các tài xế nói chuyện với nhau, họ có xu hướng nhìn ra nhiều lắm là 4,6 giây trong một thời đoạn 6 giây. Do đó, người ta mất định hướng thời gian khi tạo văn bản, khiến họ phải nhìn vào điện thoại lâu hơn khả năng của họ.

Những màn hiển thị trên đầu như Kính Google, hoặc giao diện tiếng nói như Siri, có vẻ như là những giải pháp lý tưởng, giúp bạn đồng thời tương tác với điện thoại khôn trong khi vẫn giữ được độ nhạy với chung quanh.

Nếu cái nhìn chăm chú của bạn vẫn duy trì trực tiếp vào thế giới, rồi cho rằng nếu có gì đó quan trọng xảy ra trong thị trường của bạn, nó sẽ chộp lấy chú ý của bạn và chuyển vào ý thức của bạn, khiến bạn phản ứng nhanh với điều đó.

Vấn đề là nhìn không đồng nghĩa với thấy, và người ta đã đưa ra những mặc nhận sai lầm về cái chộp lấy sự chú ý của họ.

Theo kết quả hai cuộc điều tra tiêu biểu toàn quốc mà chúng tôi tiến hành, khoảng 70% người Mỹ tin rằng “người dân sẽ để ý khi có điều gì bất ngờ hiện ra trong thị trường của họ, ngay cả khi họ đang chú ý đến điều khác”.

Các thực nghiệm mà chúng tôi và những người khác tiến hành còn cho thấy rằng người dân thường không kịp để ý về những cái hiển nhiên như một người bận bộ đồ khỉ đột trong những tình huống họ đang chú tâm vào điều gì khác.

Các nhà nghiên cứu dùng các thiết bị theo dõi mắt phát hiện rằng người dân có thể bỏ qua con khỉ đột ngay cả khi nhìn thẳng vào nó. Hiện tượng “mù không chú ý” chứng tỏ rằng cái chúng ta thấy tuỳ thuộc không chỉ vào nơi chúng ta nhìn mà còn vào cách chúng ta tập trung chú ý của chúng ta ra sao.

Nếu bạn nghĩ rằng tình huống có thể cải thiện nếu kính hiển thị máy tính xuất hiện đè lên trên chính thế giới thực, hãy nghĩ lại. Nhận thức đòi hỏi cả mắt lẫn trí óc, và nếu trí óc bạn đang bận, bạn sẽ không thấy cái khác vốn tuyệt đối hiển nhiên.

Nghiên cứu các phi công gợi ra rằng hiển thị dụng cụ đọc trực tiếp trên kính chắn gió có thể làm phi công ít chú ý đến chung quanh họ, thậm chí có thể dẫn đến tai nạn trong các cuộc hạ cánh mô phỏng.

Kính Google cho phép người dùng làm nhiều chuyện lý thú, nhưng nó không thủ tiêu được những giới hạn về khả năng chú ý của con người.

Trực giác về sự chú ý dẫn đến những mặc nhận sai lầm về cái in như là chúng ta đang thấy; chúng ta đặc biệt không ý thức rằng chú ý của chúng ta có thể bị thu hút hoàn toàn như thế nào bởi sự sẵn có liên tục của thông tin hấp dẫn và hữu ích.

Chỉ khi hiểu rõ khoa học về sự chú ý và những hạn chế của trí óc con người và não bộ, chúng ta mới có thể thiết kế những giao diện mới vừa đột phá vừa an toàn. Daniel J. Simons, giáo sư tâm lý và quảng cáo đại học Illinois. GS tâm lý học Christopher F. Chabris tại Union College. Cả hai là đồng tác giả cuốn: Con khỉ đột vô hình: trực giác của chúng ta đánh lừa chúng ta như thế nào.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Kính Google có nguy hiểm không?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO