Công nghiệp phần mềm của VN đang tụt dốc?

Nguồn Đất Việt| 12/08/2009 09:02

Theo nhận định của VINASA, năm 2008, công nghệ phần mềm của VN đạt doanh thu 600 triệu USD. Năm 2009 chỉ có thể tăng trưởng 10%.

Công nghiệp phần mềm của VN đang tụt dốc?

Việt Nam đã phê duyệt Chương trình phát triển Công nghệ phần mềm Việt Nam đến năm 2010 với mục tiêu: doanh thu đạt trên 800 triệu USD một năm và tổng số nhân lực công nghệ phần mềm đạt khoảng 55.000 - 60.000 người. Tuy nhiên mục tiêu này khó có thể đạt được.

Theo nhận định của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), năm 2008, công nghệ phần mềm (CNPM) của Việt Nam đạt doanh thu 600 triệu USD. Năm 2009 chỉ có thể tăng trưởng 10%.

Theo nhận định của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA), năm 2008, công nghệ phần mềm (CNPM) của Việt Nam đạt doanh thu 600 triệu USD. Năm 2009 chỉ có thể tăng trưởng 10%.

Từ khủng hoảng thiếu đến khủng hoảng thừaTrong gần một thập kỷ, ngành Công nghệ phần mềm (CNPM) của Việt Nam luôn trong tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực cũng như số lượng doanh nghiệp (DN) gia công phần mềm. Đến năm 2008, Việt Nam chỉ có khoảng 25.000 người làm trong lĩnh vực này, trong khi đó, nhu cầu lên đến cả triệu người.

Việt Nam có khoảng 2.000 DN đăng ký tham gia, song thực chất chỉ có 700 DN tham gia CNPM. Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất, đến tháng 5/2009, Việt Nam có khoảng 45.000 người và 800 DN tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao này.

Thế nhưng, kinh tế suy thoái đẩy nhân lực CNPM của Việt Nam từ "khủng hoảng thiếu" sang "khủng hoảng thừa". Năm 2009, Việt Nam có thêm khoảng 25.000 sinh viên ĐH và cao đẳng CNTT ra trường không biết “đi đâu, về đâu”. “Cuối 2008, khi có bất kỳ hồ sơ nào thì DN cũng đều nhận người rồi đào tạo dần còn hơn là không có, nay thì tình hình đã khác”, ông Phạm Tấn Công, Tổng Thư ký VINASA cho biết.

Từ tháng 3/2009 đến nay, nhiều DN phải sa thải nhân công vì thiếu việc. Dù vậy, đại diện các DN vẫn không khỏi băn khoăn, bởi: Nếu bây giờ sa thải, sau này khi kinh tế phục hồi sẽ khó tuyển nhân công trở lại. “Sa thải nhân công là điều bất khả kháng nhưng trong tình hình hiện nay, nếu không sa thải thì DN khó gánh nỗi các khoản chi phí để nuôi quân, luyện quân hàng tháng...”, đại diện một DN phần mềm trăn trở.

Mục tiêu tổng số nhân lực CNPM đạt khoảng 55.000 - 60.000 người cũng là quá tham vọng.

Mục tiêu xa vời

Song song với khủng hoảng nhân lực, CNPM của Việt Nam đang khủng hoảng chiến lược. Đa số chuyên gia cho rằng: Mục tiêu doanh thu trên 800 triệu USD một năm là quá xa vời. Một phép toán được đặt ra, năm 2008, Việt Nam đạt doanh thu 600 triệu USD; năm 2009, Việt Nam chỉ có thể đạt tăng trưởng 10% tương ứng khoảng 60 triệu USD (tương đương 660 triệu USD). Trong bối cảnh suy thoái và khủng hoảng, Việt Nam lấy gì để đảm bảo đến 2010, tốc độ tăng trưởng sẽ bật dậy hơn 20% để bù đắp 140 triệu USD nữa cho mục tiêu này?

Tương tự, mục tiêu tổng số nhân lực CNPM đạt khoảng 55.000 - 60.000 người cũng là quá tham vọng. Lý do là nhân lực ngành CNPM đang bị đe doạ bởi "khủng hoảng thừa" và "tháo chạy" khỏi lĩnh vực này. Bên cạnh đó, "khủng hoảng thừa" cũng khiến ngành công nghệ thông tin (CNTT) không còn hấp dẫn.

Tuy nhiên từ góc nhìn "thực tế" hơn, chuyên gia Jefrey Haddee (Phó Chủ tịch kiêm GĐ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Liên minh phần mềm doanh nghiệp - BSA), đánh giá, nhân lực CNTT và nhân lực PM của Việt Nam còn quá yếu kém. Cứ 10 ứng viên thì chỉ 1 người đủ tiêu chuẩn tuyển dụng. Nguyên nhân là do đào tạo chưa theo kịp nhu cầu và yêu cầu.

Vì thế, sinh viên ra trường không đáp ứng được tiêu chuẩn nghề nghiệp. Chuyên gia này cũng thẳng thắn nhận định, chương trình giảng dạy lạc hậu, thất bại trong việc dạy và rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng ngoại ngữ yếu kém chính là những khiếm khuyết lớn của nhân lực CNTT Việt Nam.

Cũng theo phân tích của BSA, chỉ số nghiên cứu và phát triển CNTT của Việt Nam cũng bị tụt hạng nghiêm trọng từ 52 xuống 61. Cá biệt, đến nay, Việt Nam cũng chưa sở hữu, mua được phát minh, sáng chế hay công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi nào. Đáng lo ngại hơn là trong khi xác định CNTT, trong đó có CNPM là cốt lõi, song chỉ số hỗ trợ cho phát triển CNPM vẫn… đứng im. Đặc biệt, chỉ số môi trường kinh doanh chung đã tụt hạng từ 56 xuống 59; môi trường pháp lý tụt hạng từ 57 xuống 59.

Với sự khủng hoảng năng lực và nhân lực, CNPM Việt Nam rất có thể mất đi cơ hội phát triển sau suy thoái. Và từ những phân tích này, cả VINASA và các chuyên gia CNTT đều cho rằng CNPM của Việt Nam đang tụt dốc, mục tiêu đến năm 2010 là khó hoàn thành.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Công nghiệp phần mềm của VN đang tụt dốc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO