Buôn chuyện ta ra chuyện người

THỤY LÂM| 23/09/2010 06:13

Với đây, hai nhà mạng Viettel và S-Fone đã công bố cung cấp dịch vụ Yahoo!Chat (tán gẫu), mang đến tiện ích loại chat này cho vài chục triệu thuê bao di động. Đặc biệt là những thuê bao này có thể kết nối từ chat trên máy tính với chat trên di động sử dụng được ở văn phòng hay bất cứ đâu khi ra ngoài.

Buôn chuyện ta ra chuyện người

Với đây, hai nhà mạng Viettel và S-Fone đã công bố cung cấp dịch vụ Yahoo!Chat (tán gẫu), mang đến tiện ích loại chat này cho vài chục triệu thuê bao di động. Đặc biệt là những thuê bao này có thể kết nối từ chat trên máy tính với chat trên di động sử dụng được ở văn phòng hay bất cứ đâu khi ra ngoài.

Chat Việt: “đẻ” mà không “nuôi”...

Hai sự kiện trên gợi nhớ thời trang Zing của VinaGame (nay là VNG) ra mắt được một thời gian thì công ty này tuyên bố “khoảng hai, ba năm tới, chúng tôi sẽ vượt qua Yahoo!Chat và trở thành công cụ chat phổ biến nhất tại Việt Nam”.

ViTalk - công cụ chat "Made in Vietnam"

Công bằng mà nói, Zing Chat là một công cụ được nhiều người ủng hộ vì là sản phẩm của Việt Nam, có lóe lên tí xíu nhưng rồi không thể sống nổi, giờ dường như lui về trở thành công cụ nội bộ của VNG.

VNG đã rất cố gắng và nỗ lực xây dựng cổng thông tin Zing.vn, dần dần vượt qua Yahoo!VN ở sự phong phú, đa dạng tin tức và các món giải trí, song về chat, VNG chưa làm được. Nếu VNG làm được việc này mới là “vượt qua” đối với Yahoo!

Điều đó cho thấy, chat Việt được đẻ ra nhưng chưa được “nuôi”, hoặc chưa biết cách “nuôi” nên cuối cùng rồi chưa đi tới đâu. Ngược dòng thời gian, chat di động đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2007 với sản phẩm đầu tiên có tên Ola. Năm 2008, chat di động ViTak ra đời. Người dùng di động có thể chat qua GPRS, ViTak ứng dụng giải pháp nén dữ liệu giúp người sử dụng 1 giờ chỉ tốn khoảng 1.000 đồng.

Tuy nhiên, lợi thế về chi phí chưa hẳn đã giúp chat Việt chiến thắng trên thị trường. Yahoo!Chat vẫn chiếm lĩnh thị trường tại Việt Nam. Có lẽ các giải phát triển công nghệ chat Việt chưa đủ sức mạnh thương hiệu để thu hút người dùng. Và trong dịch vụ chat của họ còn đơn điệu về tính năng và các giá trị gia tăng. Những công cụ quảng bá, tiếp thị chưa đủ mạnh để tạo ra thương hiệu chat Việt.

Vì thế, ngay lúc này, chat Việt di động duy nhất còn lại được biết đến là ViTak cũng chẳng được nhiều người dùng. Người dùng mang tính tự phát, tự cài và sử dụng trên thiết bị đầu cuối, chứ nhà phát triển công nghệ chưa có sự kết nối được với nhà mạng để cùng phát triển, cung cấp dịch vụ chat Việt trên di động.

Chat “người” lấn tới

Một tin nhắn SMS khoảng 160 ký tự chi phí gửi đi từ 200 - 300 đồng/lần, so với chi phí chat trên di động của ViTalk hoặc của các nhà mạng S-Fone và Viettel cung cấp đắt hơn rất nhiều, dù mức cước của Viettel và S-Fone đưa ra cũng chưa thực sự rẻ.

Viettel tính cước thuê bao trả sau 10.000 đồng/tháng cộng với cước dữ liệu dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. S-Fone tính gọn hơn: 500 đồng/ngày cho thuê bao trả trước sử dụng; thuê bao trả sau 15.000 đồng/tháng, không phải đóng thêm bất kỳ khoản phí nào khác.

Chat di động không chỉ mang tới chi phí rẻ mà còn tạo cơ hội thể hiện mình cho giới trẻ Việt vốn sử dụng chat như là phương tiện tán gẫu và giao tiếp phổ biến nhất hiện nay. Với hai nhà mạng Viettel và S-Fone “chơi” với Yahoo!, dịch vụ chat của đại gia này càng thêm lấn lướt, từ máy tính lan sang di động.

Chat di động ngày nay không chỉ là trong cộng đồng các thuê bao di động với nhau trong cùng mạng, mà từ di động có kết chat với tài khoản chat Yahoo! trên máy tính, vì thế cộng đồng chat được tăng lên thêm chứ không chỉ thuần túy là mấy chục triệu thuê bao mạng di động.

Tất nhiên ngay lúc này, người tiêu dùng đã đặt ra câu hỏi: Bao giờ các mạng di động roaming với nhau? Khi ấy cộng đồng chat di động kết nối lên hàng trăm triệu thuê bao, giống như dịch vụ thoại và nhắn tin SMS trên di động hiện nay vậy.

Ngày đó sẽ đến, chắc chắn thế, nhưng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào các nhà mạng còn lại có MobiFone, VinaPhone... bao giờ mới cung cấp dịch vụ Yahoo!Chat? Nhưng đặt ra vấn đề này lại vô hình chung nhắc lại “nỗi đau” cho chat Việt: Hàng trăm triệu thuê bao di động Việt Nam sử dụng “chat người” (Yahoo!Chat), đẩy chat Việt sang bên lề cuộc chơi của thời đại công nghệ nội dung số.

Đất nào cho chat Việt? Câu trả lời e chừng xa xôi chứ không như sự vội vàng khẳng định ngày nào của VinaGame khi tung ra ZingChat. Nhưng “tiên trách kỉ hậu trách nhân”.

Nhà phát triển công nghệ và thương mại hóa nó tại Việt Nam hơn ai hết cần có trách nhiệm quảng bá mạnh mẽ để sản phẩm của mình chiếm lĩnh được thị trường, không thể cứ tiếp thị kiểu du kích trong bối cảnh thời đại tiếp thị số đang dần được sử dụng khá phổ biến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Buôn chuyện ta ra chuyện người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO