“Ẩn mình” trong tin nhắn rác

DIỆU TIÊN| 11/03/2011 00:43

Gần đây, tin nhắn rác với nhiều nội dung và mục đích khác nhau lại rộ lên. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ những tin nhắn rác ấy dễ dàng nhận ra những chiêu “ẩn mình” và tiếp thị cho các thương hiệu hoặc sản phẩm nào đó.

“Ẩn mình” trong tin nhắn rác

Gần đây, tin nhắn rác với nhiều nội dung và mục đích khác nhau lại rộ lên. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ những tin nhắn rác ấy dễ dàng nhận ra những chiêu “ẩn mình” và tiếp thị cho các thương hiệu hoặc sản phẩm nào đó. Tất nhiên, hầu hết các thuê bao di động không thấy thoải mái với những tin nhắn rác như thế nhưng không biết cách nào né tránh.

Từ tin nhắn hù dọa...

SMS mang lại nguồn thu lớn cho các nhà mạng - Ảnh: Quý Hòa

Tin nhắn SMS đang chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong nguồn thu từ dịch vụ của các nhà mạng. Đơn cử MobiFone, tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ trong năm 2010 chiếm khoảng 25%, tuy nhiên, trong đó riêng nguồn thu từ tin nhắn SMS đã chiếm khoảng 15%.

Điều này cho thấy, nguồn thu từ tin nhắn SMS chiếm một phần quan trọng trong tổng doanh thu của nhà mạng, đặc biệt là các nhà mạng lớn như MobiFone, VinaPhone, Viettel...

Thế nhưng, nguồn thu từ tin nhắn SMS càng lớn thì vai trò đóng góp của các đơn vị làm nội dung (CP) với những đầu số nhắn tin cũng quan trọng không kém. Và tất nhiên, trong đó tin nhắn rác thường được thổi bùng lên thành đợt, thành sóng gây phiền phức cho người sử dụng di động.

Trước đây hay có những kiểu nhắn tin với câu cuối như “...nếu bạn không gửi tin nhắn này đi cho... người thì bạn sẽ gặp xui xẻo...”, hoặc “hãy gửi tin nhắn này đến nhiều người khác để kêu gọi sự chung tay giúp đỡ, nếu không gửi bạn là người không có trái tim”.

Những câu tin nhắn hù dọa thường bám vào yếu tố tâm linh, tôn giáo. Những lời mạt sát thì hay “ký sinh” vào các câu chuyện thương tâm hay từ thiện.

Tin nhắn phát đi từ một số thuê bao di động, nhưng cũng có những tin nhắn quảng cáo được gửi đi qua các đầu số, thậm chí mang tính lừa đảo, như: “Bạn vừa được trúng thưởng... Hãy gửi tin nhắn vào đầu số... để được nhận giải”, hay “có người tặng bạn món quà âm nhạc, hãy gửi tin nhắn theo cú pháp... đến đầu số...”.

Tất nhiên ai nhẹ dạ cả tin nghe theo sẽ bị mắc lừa, ít nhất là bị chặt phí tin nhắn với mức vài chục ngàn đồng/tin, hoặc bị lấy trộm tiền trong tài khoản thuê bao... Những cảm bẫy như thế, sau Tết lại có lúc rộ lên.

...Đến tin nhắn “ẩn mình”, quảng bá

Gần đây, một số doanh nghiệp (DN) thường hay sử dụng một số thuê bao hay đầu số nào đó đăng ký đúng tên DN hoặc thương hiệu sản phẩm để gửi tin nhắn đến người tiêu dùng.

Chị Lâm ở quận 1, TP.HCM cho biết, tin nhắn chị nhận được là thông tin khuyến mãi “mua hôm nay tặng ngay 6 triệu” của Viễn Thông A. Cái tên này đã được đặt mặc định khi tin nhắn gửi vào điện thoại di động của người tiêu dùng và không rõ số điện thoại/đầu số “ẩn mình” là số như thế nào.

Tuy nhiên, chị Lâm cũng cảm thấy chấp nhận được vì “cũng chỉ thỉnh thoảng hệ thống bán lẻ này mới gửi tin đến như thế chứ không dồn dập gây phản cảm”.

Trong khi đó, một thuê bao MobiFone lại cho biết mới đây anh nhận được tin nhắn quảng cáo của một hãng thức uống có cồn, dù không có nồng độ cồn vượt quy định cho phép (dưới 30 độ) nhưng lời lẽ rất mượt mà văn hoa nhằm quảng cáo một loại rượu cho phụ nữ, quý bà. Và cũng giống như trường hợp trên, số thuê bao/đầu số gửi tin nhắn hiện ra trong điện thoại là cái tên hãng rượu đó.

Theo một chuyên gia marketing, cách làm trên là một chuyển biến mới trong trào lưu gửi tin nhắn để tiếp thị, quảng cáo. Thay vì dùng một số thuê bao nào đó gửi đi, DN gửi chấp nhận “ẩn danh” nhưng thông điệp thì tới với người tiêu dùng.

Với cách làm mới gắn thẳng tên công ty, thương hiệu lên số thuê bao/đầu số để hiện trực tiếp hiển thị trên điện thoại di động, thì ngoài thông điệp sản phẩm đã được chuyển tải đi, DN còn quảng bá được tên tuổi, thương hiệu của mình.

Cách làm này cũng buộc chính các DN không thể quá lạm dụng gửi tin nhắn rác vì khi họ đã “chính danh” thì cũng dễ dàng bị người tiêu dùng phản ứng và khó lãng tránh trách nhiệm.

háng 5/2010, các cơ quan chức năng và DN di động đã có những cuộc ký kết hợp tác ngăn chặn thư rác, sau đó lượng thư rác đã giảm xuống rõ rệt.

Trong hai tháng cuối năm 2010, VNCERT đã chuyển cho thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông và các nhà mạng danh sách gần 30 CP để phối hợp xử lý.

Thế nhưng, tranh thủ mùa Tết và “tháng ăn chơi” các nguồn phát tán tin nhắn rác lại rộ lên với nhiều động cơ và mục đích khác nhau nhằm trục lợi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
“Ẩn mình” trong tin nhắn rác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO