Thị trường ERP: Có thật sự khởi sắc?

ĐẶNG QUÝ YÊN| 12/08/2015 08:39

Kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư của nhiều DN và qua đó tác động tới kết quả kinh doanh của các DN cung cấp dịch vụ ERP

Thị trường ERP: Có thật sự khởi sắc?

Kế hoạch trang bị phần mềm máy tính tự động hoá tác nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu quả quản lý (Enterprise Resource Planning - ERP) của nhiều doanh nghiệp (DN) hiện nay đã có những khởi sắc nhất định. Nhưng dù đã có khá nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực công nghệ tham gia, con đường đưa ERP ra thị trường vẫn còn không ít gian nan.

Đọc E-paper

Niềm vui hậu suy thoái

Chia sẻ về thị trường ERP tại Việt Nam, ông Đỗ Cao Bảo, Chủ tịch Công ty CP Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) cho biết: "Kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đầu tư của nhiều DN và qua đó tác động tới kết quả kinh doanh của các DN cung cấp dịch vụ ERP.

Kể từ năm 2008, rất nhiều DN đã phải ngừng hoặc hoãn kế hoạch trang bị ERP. Số dự án ERP cỡ vừa trở lên, trị giá trên 8 tỷ đồng được triển khai mỗi năm đếm trên đầu ngón tay. Nhiều DN dịch vụ ERP đã phải ngừng cung cấp dịch vụ hoặc hoạt động cầm chừng. Chỉ có những DN có tiềm lực tài chính mạnh, nhiều kinh nghiệm, năng lực chuyên sâu mới có khả năng đứng vững".

Theo ông Ngô Hùng Phương, Tổng giám đốc Công ty CSC Việt Nam, thị trường ERP tại Việt Nam đang cạnh tranh khốc liệt. Nhiều DN nhận ra rằng, để có được lợi thế cạnh tranh, cần có nghiệp vụ hoàn hảo và một hệ thống ERP đủ mạnh để quản lý toàn bộ các chuỗi cung ứng.

Hiện nay có nhiều hệ thống ERP, và nhiều đối tác tư vấn triển khai ERP với các mức đầu tư khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của từng DN.

Sau một thời gian ảm đạm, thị trường ERP đã có những khởi sắc nhất định, những hợp đồng có giá trị cao bắt đầu được ký kết nhiều hơn, danh sách DN đầu tư ERP cũng dài hơn, như Hoàng Anh Gia Lai, Vietinbank, Xi măng Thăng Long, Thủy hải sản Minh Phú...; các dự án cho những tập đoàn lớn như Petrolimex, Trung Nguyên, Vingroup, Fecon... đều có giá trị lên tới hàng triệu USD.

Để tồn tại và phát triển trong thị trường cạnh tranh, các DN cung cấp dịch vụ ERP hiểu rằng có am hiểu nghề mới tư vấn đúng cho khách hàng.

Cụ thể như CSC Việt Nam chọn tập trung vào các DN ngành chế biến thực phẩm và nước giải khát, ngành bia rượu, ngành hàng tiêu dùng, ngành bất động sản, ngành nông nghiệp...

Mới đây, CSC đã ký kết triển khai giải pháp ERP SAP trên nền tảng HANA với Công ty CP Sữa Quốc tế (IDP), chủ thương hiệu Lovein Farm, Lovein Farm KUN, Ba Vì. "Kinh doanh ERP cho thị trường trong nước vẫn là một trong những chiến lược của CSC Việt Nam", ông Phương khẳng định.

"Đất vàng" ngoài biên giới

ERP là hệ thống thông tin tổng thể cho DN. So với các hệ thống công nghệ thông tin khác, tỷ lệ thành công của ERP là khá thấp. Vì đầu tư cao nhưng khả năng thành công lại không cao nên thời gian qua đã có những dự án ERP kéo dài hoặc dang dở.

"Sự thành công của một dự án ERP phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản trị của DN. Những dự án không thành công ở Việt Nam thời gian qua không phải vì tài chính hay chuyên gia triển khai yếu, mà phần lớn do nguồn lực DN chưa được chuẩn bị tốt, quản trị dự án chưa sâu sát, xử lý các vấn đề phát sinh không hợp lý...", ông Cao Đỗ Bảo khẳng định.

Rõ ràng, nguyên nhân thất bại phần lớn đến từ phía DN nhưng những dự án kém thành công cũng đã phần nào cản trở thị trường kinh doanh ERP tại Việt Nam.

Trong lúc chờ đợi DN "mở hầu bao" nhiều hơn và thị trường sôi động trở lại thì cơ hội dành cho DN kinh doanh ERP lại đến từ ngoài biên giới.

Ông Bảo đánh giá: "Những nước đang phát triển như Campuchia, Myanmar, Bangladesh... đang là mảnh đất màu mỡ dành cho những DN cung cấp dịch vụ ERP. Bởi lẽ tại những thị trường này, các DN bản địa không có đủ năng lực triển khai ERP".

Tuy nhiên, ông Bảo cũng cho rằng, muốn triển khai thành công ERP tại nước ngoài thì DN cung cấp dịch vụ buộc phải có những dự án tương tự cùng lĩnh vực đã thành công tại Việt Nam.

Chẳng hạn như muốn làm ERP cho DN ngành tài chính ở Campuchia thì phải có 1 hoặc 2 dự án tương tự đã triển khai thành công tại Việt Nam. "Kinh nghiệm triển khai và tư vấn giải pháp trong nước thành công là chìa khóa để DN kinh doanh ERP bước ra thị trường nước ngoài", theo ông Bảo.

>ERP nào thích hợp cho doanh nghiệp SME?

>Lợi ích của giải pháp tổng thể ERP của Lạc Việt

>FPT triển khai dự án ERP đầu tiên tại Myanmar

>HAGL công bố vận hành hệ thống SAP - ERP

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Thị trường ERP: Có thật sự khởi sắc?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO