Rau quả sạch Việt Nam: Dồn dập vốn ngoại

HỒNG NGA - BÍCH LOAN| 19/06/2015 04:07

Với lợi thế về nông nghiệp nhưng bao năm qua rau quả sạch Việt Nam vẫn chưa thể phát triển. Việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua hứa hẹn sự bứt phá cho ngành này.

Rau quả sạch Việt Nam: Dồn dập vốn ngoại

Với lợi thế về nông nghiệp nhưng bao năm qua rau quả sạch Việt Nam vẫn chưa thể phát triển. Việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thời gian qua hứa hẹn sự bứt phá cho ngành này.

Đọc E-paper

Từ "Làng thần kỳ”...

Tháng 4/2015, Tập đoàn Showa Denko (Nhật Bản) đã đầu tư 1 triệu USD xây dựng nhà máy rau sạch tại tỉnh Hà Nam bằng công nghệ đèn led - công nghệ giúp rau tăng trưởng nhanh gấp 2,5 lần so với trồng với ánh sáng tự nhiên.

Hiện Showa Denko đã có 21 nhà máy trồng rau sạch theo công nghệ đèn led tại Nhật Bản.

Trước đó, giữa tháng 3/2015, UBND tỉnh Đồng Tháp và Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC) cũng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư hạ tầng phát triển nông nghiệp, nông thôn, thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp.

Dự án dự kiến thực hiện trong 50 năm với diện tích 28.000ha tại các huyện Tâm Nông, Thanh Bình, Tháp Mười và Cao Lãnh theo cơ cấu nguồn vốn công - tư, gồm: các nguồn tài trợ không hoàn lại, vay của các ngân hàng Hàn Quốc, đầu tư của doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước.

Đây được xem là dự án thứ 2, lớn hơn rất nhiều so với sự hợp tác của Tập đoàn JC Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Thuận trong phát triển cây ớt trước đây.

Nếu như Hàn Quốc quan tâm đến Ninh Thuận, Đồng Tháp... thì hiện nay, Lâm Đồng đang được xem là địa phương được nhiều DN Nhật Bản quan tâm nhất.

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đang hỗ trợ Lâm Đồng xây dựng cụm công nghiệp nông nghiệp, trong đó, đặc biệt chú trọng đến các dự án về rau củ quả.

Năm 2013, dự án "Làng thần kỳ Nhật tại Đà Lạt" với vốn đầu tư 1 triệu USD do Công ty TNHH An Phú Lacue triển khai tại Lạc Dương (Lâm Đồng) theo mô hình "làng thần kỳ” ở Kawakami (Nhật Bản) đã hoạt động.

Tháng 2/2014, rau xà lách Mỹ sản xuất theo công nghệ Nhật Bản tại đây đã ra mắt thị trường và tiếp tục xuất hiện tại hệ thống siêu thị Aeon, Big C, Co.opmart, các quán ăn Nhật tại Việt Nam và xuất khẩu qua Nhật.

Ngoài Nhật, thông qua hai đối tác là Công ty Frais Funghi và Dong Sheng, An Phú Lacue đã đưa sản phẩm sang Malaysia và Trung Quốc.

Không chỉ trồng trên quy mô 13ha của Công ty, An Phú Lacue đã nhân rộng mô hình này ra nhiều hộ nông dân địa phương.

Tuy nhiên, chia sẻ với báo giới vào cuối năm 2014, ông Hanaoka Takaya, Tổng giám đốc An Phú Lacue, cho biết, do chưa có sự đầu tư về hạ tầng cơ sở vật chất nên chất lượng rau tại "Làng thần kỳ Nhật Bản tại Đà Lạt" mới đạt khoảng 80% so với sản phẩm trồng tại làng thần kỳ Kawakami.

Dù vậy, An Phú Lacue cũng tỏ rõ tham vọng sẽ phát triển lên 100ha vào năm 2016 nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, tính đến nay, cả tỉnh có 106 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 428 triệu USD.

Các dự án chủ yếu tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và chế biến nông sản, chiếm 61,3% tổng vốn đầu tư là 227 triệu USD.

...Đến trợ cấp nông nghiệp

Ngoài Đà Lạt, năm 2014, hai công ty Alway và Veggy của Nhật Bản cũng đã đến Vĩnh Phúc đặt vấn đề phát triển dự án cung cấp rau sạch cho hệ thống nhà hàng Nhật tại Việt Nam và xuất khẩu sang Nhật với doanh thu năm đầu tiên đạt 1 triệu USD.

Giai đoạn 2, nhà đầu tư sẽ mở rộng quy mô từ 5 - 10ha lên 50ha. Alway và Veggy muốn liên kết với các DN trong nước để tận dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương.

Theo ông Yasuzumi Hirotaka, Giám đốc Điều hành Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, mức độ quan tâm của DN Nhật Bản đối với nông nghiệp tại Việt Nam rất cao.

Hiện lực lượng lao động nông nghiệp của Nhật chỉ chiếm khoảng 4% dân số nhưng đa số là người cao tuổi.

Trước sức ép giảm thuế và nhu cầu lao động, các DN Nhật phải đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài để nâng cao năng lực cạnh tranh và tìm động lực phát triển mới.

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai và lực lượng lao động, Việt Nam là một trong những lựa chọn lý tưởng để DN Nhật đầu tư vào nông nghiệp.

Ngoài ra, hệ thống hơn 300 nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam cũng là điều kiện thu hút DN nhật Bản tham gia vào lĩnh vực này.

Theo ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nông nghiệp là ngành có nhiều tiềm năng phát triển và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc.

Các nhà đầu tư này đang rất quan tâm đến ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và giá trị gia tăng cao.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 5/2015, cả nước có 530 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư 3,7 tỷ USD (chiếm 2,9% tổng số dự án và 1,4% tổng vốn đầu tư của cả nước).

Quy mô vốn bình quân của dự án trong ngành nông nghiệp là 7 triệu USD/dự án.

Tính đến tháng 5/2015, cả nước có 530 dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 3,7 tỷ USD.

Quy mô vốn bình quân của dự án trong ngành nông nghiệp là 7 triệu USD/dự án.

Trong đề án "Tăng cường thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2015-2020, định hướng đến 2030", Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu nâng tổng vốn FDI vào ngành nông nghiệp lên mức 4,5 tỷ USD vào năm 2020 và 6 tỷ USD vào năm 2030.

Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Phương Trang, Giám đốc Trung tâm WTO thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết, đối với lĩnh vực nông nghiệp, theo cam kết WTO, không gian trợ cấp còn rất lớn.

"Tôi không nhớ cụ thể tổng ngân sách Việt Nam được cam kết là bao nhiêu nhưng nó rất lớn, lớn đến mức Việt Nam có dùng tổng lực trợ cấp cho nông nghiệp vẫn không vượt qua mức đó, vấn đề là Việt Nam có trợ cấp hay không và trợ cấp theo mức nào", bà Trang nói.

>Rau quả Việt vào Hoa Kỳ: Đường còn gập ghềnh

>Xuất khẩu rau quả: Chuyển hướng khỏi Trung Quốc

>Xuất khẩu rau quả có thể đạt 1 tỷ USD năm nay

>Xuất khẩu rau quả: Mở cửa vào CLB "tỷ đô"

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Rau quả sạch Việt Nam: Dồn dập vốn ngoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO