Nhượng quyền: Cách nhanh chóng để bắt đầu kinh doanh (Phần 2)

28/05/2009 02:17

Ở phần trước chúng ta đã cung cấp cho các bạn những khái niệm cũng như các thông tin cơ bản nhất về những phương pháp mà một doanh nhân có thể sử dụng để bắt đầu doanh nghiệp của riêng mình. Nhượng quyền thương mại (Franchise) là một trong số đó.

Nhượng quyền: Cách nhanh chóng để bắt đầu kinh doanh (Phần 2)

Ở phần trước chúng ta đã cung cấp cho các bạn những khái niệm cũng như các thông tin cơ bản nhất về những phương pháp mà một doanh nhân có thể sử dụng để bắt đầu doanh nghiệp của riêng mình. Nhượng quyền thương mại (Franchise) là một trong số đó. Bất cứ phương pháp nào chắc chắn sẽ có ưu và nhược điểm riêng của nó và trong phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau làm rõ hơn giá trị của hình thức kinh doanh này.

Giải pháp nhượng quyền có thật sự hiệu quả về mặt kinh tế?

Theo nhiều người việc mua lại một doanh nghiệp nhượng quyền không phải là rẻ. Một chủ thương hiệu ỡ Mỹ, thông thường sẽ thu khoảng 25,000-35,000 US đô la phí và kèm theo một khoản phí khác dựa trên phần trăm số doanh thu hàng tháng của công ty bạn. Phải cân nhắc kỹ lưỡng giá trị mà bạn có thể nhận được trước khi bạn bỏ tiền ra để mua lại quyền kinh doanh.

Nhưng thông thường trong một thương vụ kinh doanh kiểu này bạn sẽ thu lại được những khoản lợi nhuận tương xứng với các khoản phí bỏ ra. Ví dụ như chính mối liên hệ mà Kitchen Solvers đã cam kết với các nhà bán lẻ đã giúp cho Irvins Caffey giải quyết các vấn đề rắc rối khi không còn phải lo tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài và đảm bảo cho sự phát triển của doanh nghiệp mình.

Nếu bạn là một doanh nhân dứt khoát, thực tế và hay tiến hành bất cứ việc gì theo cách riêng của bạn thì có lẽ là bạn không thực sự thích hợp với phương pháp nhượng quyền thương mại.

Caffey nói “Hầu hết những người được nhượng quyền kinh doanh nói với tôi rằng khi mà doanh nghiệp của họ đã bắt đầu vận hành tốt thì khi đó các giá trị tạo ra sẽ lớn hơn rất nhiều so với các khoản phí hàng tháng mà họ phải bỏ ra. Đó chính là minh chứng rõ ràng nhất về khả năng sinh lợi và hiệu quả khi bạn là một thành viên trong hệ thống nhượng quyền.”

Chi phí nhượng quyền ban đầu có vẻ rất lớn đối với một doanh nhân mới khởi nghiệp, nhưng nếu bạn chọn tự mình bắt đầu từ con số không và một mớ hỗn độn thay vì mua lại quyền kinh doanh, thì lượng vốn cần thiết ắt hẳn cũng sẽ rất lớn. Chỉ cần có nguồn vốn đảm bào ban đầu, thì việc sở hữu được tên và thương hiệu của một hệ thống nhượng quyền sẽ giúp cho bạn có cơ hội xoay sở được nguồn tài chính cần thiết.

Thực sự thì tổ chức SBA (Small Business Administration) đã phát triển một chương trình có tên là Franchise Registry nhằm giúp thu xếp quá trình xin vay nợ tại SBA, mà đối tượng là những ai mua lại quyền thương mại. Đây là một thành công ngoài mong đợi trong lĩnh vực nhượng quyền.

Tầm quan trọng của thương hiệu

Một phần không nhỏ trong các khoản phí mà bạn phải bỏ ra là để có được quyền sử dụng thương hiệu của công ty nhượng quyền. Khách hàng chỉ kéo đến những cửa hàng nào mà họ biết và mua hàng hay dịch vụ của những nơi nào mà họ tin tưởng.

Những dấu hiệu nhận biết trong các hệ thống nhượng quyền nổi tiếng kiểu như của Burger King và Pizza Hut có một lực hút mạnh mẽ giúp thu hút khách hàng đến các cửa hiệu kiểu này. Sức hấp dẫn này được tạo ra và duy trì thông qua việc quảng cáo liên tục trên phạm vi toàn quốc.

Ăn theo sự nổi tiếng của các thương hiệu, doanh số bán của các cửa hàng nhượng quyền cũng không ngừng gia tăng. Thương hiệu của một hệ thống nhượng quyền có sức mạnh tiềm tàng và sẽ giúp lôi kéo các khách hàng đến các cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền của nó. Khi một ai đó ghé vào một cửa hàng có thương hiệu quen thuộc thì họ biết là mình sẽ cần những gì.

Hầu hết trong mọi trường hợp, nhà đầu tư đã và đang cố gắng tiếp cận với một hệ thống nhượng quyền đã được kiểm chứng qua thời gian và thiết lập rất bài bản. Kết quả là họ đã tiết kiệm được không ít tiền bạc và thời gian. Karla, một doanh nhân 45 tuổi cho hay “Chúng tôi đã kinh doanh với hình thức nhượng quyền này trên 20 năm nay, vì vậy chúng tôi biết được tất cả đường đi nước bước từ việc lần đầu gọi điện để đăng ký.

Và vì thế bạn có thể yên tâm không cần lo đến việc phải tái đầu tư doanh nghiệp của mình ngày nào đó. Đã có sẵn những ghi chép lại giúp bạn giải quyết những rắc rối gặp phải, và đó là một trong những điều tuyệt vời khi tham gia vào một hệ thống nhượng quyền đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu kinh doanh. Khi bạn chưa biết gì, hãy sử dụng những công thức sẵn có mà họ cung cấp cho bạn.”
Mới đây có một đôi vợ chồng quyết tâm tập trung nghiên cứu các công thức kinh doanh trên và thu được rất nhiều thu hoạch. Họ đã đạt được doanh số bán mục tiêu của cả năm là 250,000 đô la Mỹ chỉ trong vòng chín tháng và hy vọng sẽ đạt 400,000 đô la Mỹ vào cuối năm thứ hai.

Cơ hội kinh doanh - Một lựa chọn khác cho các doanh nhân

Trong khi cấu trúc của nhượng quyền thương mại có thể thoải mái đối với một số người, thì nó cũng có thể không phù hợp và gây ra nhiều hạn chế với những người khác. Và khi đó chính tính cách của bạn sẽ là nhân tố quyết định đến việc bạn có lựa chọn phương pháp này hay không.

Nếu bạn là một doanh nhân dứt khoát, thực tế và hay tiến hành bất cứ việc gì theo cách riêng của bạn thì có lẽ là bạn không thực sự thích hợp với phương pháp nhượng quyền thương mại. Lý do là vì nó phải được điều hành cụ thể đúng theo những kế hoạch và cảm giác kinh doanh mà công ty nhượng quyền đề ra để có thể thành công.

Đối với những kiểu doanh nhân trên thì một cơ hội kinh doanh (Business Oppotunity) có lẽ sẽ thích hợp hơn bởi vì nó ít bó buộc và có ít giới hạn hơn. Tuy nhiên, phương pháp này lại không thể đưa ra sự hỗ trợ thường xuyên như nhượng quyền thương mại. Một cơ hội kinh doanh thường là một vụ giao dịch lần một trong đó bạn mua một số nguyên liệu đầu vào, rồi sau đó bạn sử dụng chính những thứ này để tạo ra một doanh nghiệp của riêng mình.

Nói tóm lại một cơ hội kinh doanh chính là việc bán đi các loại hàng hóa và dịch vụ có thể giúp người mua bắt đầu tiến hành kinh doanh. Ngoài ra người bán các cơ hội kinh doanh cũng sử dụng uy tín của mình đưa ra những lời giới thiệu tới khách hàng cũ, các đại lý, và cả một số đảm bảo đối với doanh số bán trong tương lai gần.

Trên đây chúng ta đã thấy được sự hiệu quả về mặt kinh tế của phương pháp nhượng quyền kinh doanh và tầm quan trọng của yếu tố thương hiệu của chủ thể nhượng quyền đến sự thành công của một công ty được nhượng quyền. Bên cạnh đó, những ưu và nhược điểm của hai phương pháp nhượng quyền và cơ hội kinh doanh cũng được phân tích rõ ràng để nhà đầu tư có được sự lựa chọn chính xác cho bản thân khi khởi nghiệp. (Còn tiếp)

TheoEntrepreneur's Starups/vietnambrading

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nhượng quyền: Cách nhanh chóng để bắt đầu kinh doanh (Phần 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO