Nghịch lý dệt may

05/11/2013 05:36

Hiệp định TPP dự kiến ký kết vào cuối năm nay được nhìn nhận tạo ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam gia tăng giá trị. Tuy nhiên, bản thân dệt may VN đang tồn tại những nghịch lý không dễ hóa giải.

Nghịch lý dệt may

Hiệp định TPP dự kiến ký kết vào cuối năm nay được nhìn nhận tạo ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam gia tăng giá trị. Tuy nhiên, bản thân dệt may VN đang tồn tại những nghịch lý không dễ hóa giải.

>> Gia nhập TPP-cơ hội để doanh nghiệp "làm mới mình"

Hiệp định đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến được ký kết vào cuối năm nay được nhìn nhận tạo ra cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam gia tăng giá trị. Tuy nhiên, bản thân dệt may Việt Nam đang tồn tại những nghịch lý không dễ hóa giải.

Vốn là người gắn bó lâu năm với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, bà Phạm Chi Lan- nguyên Phó Chủ tịch VCCI nói rằng, gần đây khi tiếp xúc với các doanh nghiệp dệt may của TP.HCM bà nhận ra những tín hiệu tích cực.

“Họ bàn về cách thức để phát triển, để thay đổi khi TPP được ký kết. Cho dù việc tận dụng cơ hội từ TPP không hề đơn giản nhưng tôi tin là nó sẽ trở thành hiện thực khi các doanh nhân nói rằng, họ đã làm gia công 20 năm nay, và như vậy là quá đủ” - bà Lan cho biết.

Đây có thể coi là điểm khác biệt cơ bản so với 8 năm trước, khi Việt Nam đứng trước thềm WTO. Thời điểm đó, cũng là những doanh nghiệp này, câu chuyện họ nói với nhau và với cơ quan quản lý Nhà nước là nỗi lo phá sản và cách thức bảo vệ mình trước áp lực cạnh tranh, nhất là đối phó với các vụ kiến bán phá giá.

Còn bây giờ điều họ quan tâm là thay đổi chính mình, cải thiện môi trường đầu tư để sẵn sàng nhập cuộc cho sân chơi mới. Tuy nhiên, những vẫn đề từ nội tại của ngành không hề đơn giản.

Kiếp gia công đeo bám đến bao giờ?

Nhà thiết kế Ngô Thái Uyên là người thẳng tính và những phân tích về những nghịch lý tồn tại khiến cho ngành công nghiệp thời trang Việt Nam không thoát khỏi kiếp gia công của chị từng gây sốc với chính những người làm nghề. Nhưng không thể không công nhận nó đúng.

Chị Uyên nhìn nhận, so với các ngành công nghiệp sản xuất tại Việt Nam, ngành công nghiệp thời trang có thể nói khá là non trẻ nhưng lại nhận được rất nhiều sự ưu ái đối với công chúng và truyền thông dẫn đến hệ quả là các bước phát triển của ngành thiếu sự điềm tĩnh nhìn nhận của người làm nghề và thiếu sự định hướng mạch lạc, chi tiết cho việc phát triển.

Vvì vậy hơn 15 năm nay, thời trang Việt Nam vẫn loay hoay với các phương án gắn kết giá trị sao cho sản phẩm may mặc có được giá thành tốt trên thị trường sản xuất may gia công và doanh nghiệp sản xuất có thương hiệu thời trang riêng thành công…

Nhưng câu trả lời từ thực tế thị trường không như mong ước. Hàng gia công tại Việt Nam không thể nhích giá cao hơn khi mà các loại sản phẩm gia công quá hiếm các dòng thời trang cao cấp. Đa phần hàng gia công dù làm cho thương hiệu có tiếng tăm thì cái mác “made in Vietnam” cũng chỉ dừng ở nhóm hàng đơn giản, ít chi tiết.

Trong ngành sản xuất thời trang ngày nay không thể cạnh tranh bằng số lượng công nhân mà phải cạnh tranh bằng công nghệ sản xuất mới đảm bảo lấy được các đơn hàng giá trị sản xuất cao.

Thiếu động lực phát triển vì thiếu đội ngũ thiết kế tốt

Có một thực tế bất thành văn tồn tại trong ngành này là đội ngũ nhân công có tay nghề khá, có tâm huyết, hiện đa phần trên dưới 45 tuổi.

Vậy nên, việc giữ họ đảm nhiệm tiếp nhưng không có cơ chế phát triển cho đội ngũ này thì chỉ vài năm nữa thôi lực lượng lao động tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm này sẽ giải nghệ sớm khi áp lực công việc cao nhưng cơ chế lương và các chế độ không thể cao hơn, chưa kể hậu quả của việc lao lực suốt thời trẻ do tăng ca sản xuất ảnh hưỏng rất nhiều đến sức làm việc của họ.

Vậy câu hỏi đặt ra, đội ngũ kế cận thì sao? Theo nhà thiết kế Ngô Thái Uyên, lực lượng người trẻ đam mê thời trang chỉ thích làm nhà tạo mẫu, không thích cắt may vì học môn này ở trường quá chán.

Môi trường đào tạo của đa số các trường chính quy về thời trang không trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị kỹ thuật cho việc phát triển sáng tạo thời trang.

Các nhà tạo mẫu thành danh và có kinh nghiệm trong việc tiếp cận thị trường tiêu dùng thì rất ngại va chạm với đội ngũ kỹ thuật tại giảng đường và tại công ty vì chính bản thân các bạn cũng không có nhiều cơ hội thực hành cắt may mà chỉ vẽ kiểu và giao áp lực làm ra sản phẩm cho bộ phận kỹ thuật

Vì vậy, sau 20 năm khoảng cách giữa người làm thiết kế thời trang - người làm kỹ thuật thời trang- người tiêu dùng thời trang Việt Nam vẫn rất lớn!

Cánh cửa sáng tạo

Để nói về chuyện gia tăng giá trị cho ngành dệt may các chuyên gia đều cho rằng không thể không đẩy mạnh yếu tố sáng tạo.

Có thể đơn cử một ví dụ nhỏ từ kinh nghiệm của Ngô Thái Uyên trước đây để thấy rõ điều này: Gia công 1 cái áo lụa cho thương hiệu cao cấp xuất đi thị trường Mỹ, đối tác của Uyên nhận được 2 USD /1sản phẩm.

Bán trực tiếp một cái khăn choàng đơn giản bằng lụa của Uyên thiết kế cho chính thương hiệu đó được 17 USD/1 sản phẩm.

Tổng chi phí nguyên liệu và sản xuất hết 5 USD, vậy một chiếc khăn choàng công ty Uyên thu về 12 USD tiền lãi từ giá trị sáng tạo và nếu công ty Uyên có nhà máy sản xuất thì phần lãi sẽ còn cao hơn!

Tuy nhiên, để có lãi như vậy thì cũng đau đầu lắm vì rủi ro rất cao trong thực hiện đơn hàng bởi hệ thống sản xuất tại Việt Nam không chuyên nghiệp và luôn né các đơn hàng mang tính thiết kế cao, Uyên chia sẻ thẳng thắn.

Câu hỏi đặt ra là, khi nâng cao tỉ lệ sáng tạo thì giá trị gia tăng một món hàng lớn hơn rất nhiều… Nhưng sáng tạo cái gì và như thế nào, rồi bán cho ai thì lại là chuyện rất khác.

Nó đòi hỏi sự chú trọng đầu tư của người làm nghề mà quan trọng nhất là đầu tư kiến thức và áp dụng được kiến thức thời trang hiện đại vào môi trường công việc. Việc này là quá sức và quá khả năng của hệ thống giáo dục tại Việt Nam hiện nay - chị Uyên nói.

Muốn tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp sáng tạo trong ngành dệt may thì trước hết cần thay đổi một thói quen vận hành cũ kỹ của doanh nghiệp sản xuất-gia công-kinh doanh may mặc trở thành doanh nghiệp kinh doanh và sản xuất thời trang, thay đổi quan niệm sáng tạo thiết kế của đội ngũ thiết kế từ thiết kế “tác phẩm” thành thiết kế sản phẩm tiêu dùng sử dụng tính sáng tạo cá nhân và gắn kết họ với doanh nghiệp sản xuất.

Tiếp theo là liên kết hai nhóm này với nhóm đầu tư thương mại có kiến thức kinh doanh thời trang chuyên nghiệp, liên kết với các tổ chức thu mua thời trang chuyên nghiệp để tổ chức các buổi học và thực hành cụ thể cho công việc thiết kế, cung cấp hàng thời trang theo xu hướng thời trang chuyên nghiệp.

Chỉ như vậy mới mong ngành thời trang Việt Nam vận hành theo đúng quỹ đạo - đó là cái nhìn thẳng vào nghịch lý mà chị Thái Uyên đã chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Nghịch lý dệt may
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO