Mười lý do không nên mua lại một franchise

01/06/2009 04:32

Mua lại một doanh nghiệp khác với hình thức nhượng quyền sử dụng thương hiệu là một trong những cách nhanh nhất để khởi nghiệp. Xu hướng này đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Mười lý do không nên mua lại một franchise

Mua lại một doanh nghiệp khác với hình thức nhượng quyền sử dụng thương hiệu (franchise) là một trong những cách nhanh nhất để khởi nghiệp. Xu hướng này đang ngày càng trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, nếu vướng phải những điều sau đây thì nên cân nhắc việc trở thành một franchisee (người được nhượng quyền).

Khi mua lại một franchise, doanh nghiệp không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn hiệu của franchise đó mà còn mua cả phương án kinh doanh.

1. Không biết chắc khả năng sinh lợi.

Đa số các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu (franchiser) thường không cung cấp đầy đủ thông tin cho các franchisee về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà các franchisee mua lại. Điều này làm cho các franchisee không đánh giá được hiệu quả của việc đầu tư. Ngay cả khi các franchisee cung cấp thông tin về khả năng sinh lời của doanh nghiệp thì họ cũng chỉ cung cấp các số liệu không mấy hữu ích cho việc đánh giá hiệu quả thật sự của việc đầu tư.

2. Chi phí ban đầu quá cao.

Trước khi mở ra một doanh nghiệp franchise, các franchisee thường trả một loại phí nhượng quyền ban đầu và nó không được hoàn lại. Ngoài loại phí này, có thể các franchisee còn phải mất nhiều loại phí khác để vận hành doanh nghiệp mới thành lập như mua sắm các máy móc, thiết bị, hàng trữ sẵn trong kho. Những chi phí đó có thể lên rất cao và doanh nghiệp franchise có khi phải mất mấy năm mới khấu hao hết.

3. Có quá nhiều franchisee khác ở gần địa bàn doanh nghiệp.

Việc này thường rất xảy ra khi các franchiser bán lại quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho quá nhiều doanh nghiệp trong cùng một thị trường hẹp, chẳng hạn trên một con phố ngắn có quá nhiều tiệm McDonald’s.

4. Quyền lợi của doanh nghiệp franchisee theo pháp luật không được bảo vệ.

Khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu, các franchiser thường loại bỏ các quyền lợi mà lẽ ra các franchisee phải được hưởng theo luật pháp hiện hành của địa phương.

5. Bị hạn chế sự tự do.

Khi mua lại một franchise, doanh nghiệp không chỉ mua lại quyền sử dụng tên, nhãn hiệu của franchise đó mà còn mua cả phương án kinh doanh. Kết quả là các franchiser thường áp đặt giá cả, cách bài trí, thiết kế lên các franchisee, làm hạn chế sự tự do của các franchisee trong việc vận hành doanh nghiệp. Tất nhiên những quy định này nhằm tạo ra bộ mặt nhất quán cho doanh nghiệp franchise, nhưng nó có thể kiềm hãm sự phát triển của những doanh nhân năng động, có khả năng vận hành doanh nghiệp franchise hiệu quả hơn nếu họ được làm theo cách riêng của mình.

6. Tiền sử dụng nhãn hiệu (royalty) quá cao.

Các franchisee thường phải trả tiền sử dụng hàng tháng cho franchiser dựa trên một tỷ lệ phần trăm của doanh số bán. Số tiền này nếu quá cao sẽ làm giảm lợi nhuận của các franchisee.

7. Bị lệ thuộc vào các nguồn cung cấp.

Trong nhiều trường hợp, các franchiser thường chỉ định các franchisee phải mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của một số nhà cung cấp nào đó. Lý do mà họ đưa ra là nhằm đảm bảo chất lượng đồng nhất. Doanh nghiệp franchisee sẽ bị thiệt thòi nếu các nhà cung cấp vì lý do nào đó tăng giá bán quá cao.

8. Bị các hạn chế về cạnh tranh sau khi chấm dứt hợp đồng.

Sau một số năm làm franchisee, các doanh nhân franchisee cảm thấy rằng họ có thể tự mở ra một doanh nghiệp tương tự và làm việc hiệu quả hơn (chất lượng cao hơn, giá cả thấp hơn), nhưng họ thường không được phép làm điều này vì đã bị khống chế trong các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu. Khi mua lại một franchise, các doanh nhân có thể tình tự hạn chế các cơ hội kinh doanh của mình trong nhiều năm sau khi kết thúc hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

9. Chi phí quảng cáo quá nhiều.

Nhiều franchisee buộc phải đóng góp thường xuyên vào ngân quỹ quảng cáo cho các franchiser, trong khi các franchiser được toàn quyền quyết định việc quản lý, sử dụng ngân quỹ này.

10. Điều kiện chấm dứt hợp đồng không công bằng.

Khi franchisee có những vi phạm tuy nhỏ như đóng tiền royalty không đúng hạn hay vi phạm các trình tự, quy tắc hoạt động theo các chuẩn mực mà các franchiser đưa ra, các franchiser có thể chấm dứt ngay hợp đồng, làm cho doanh nhân là franchisee bị mất trắng khỏan tiền đầu tư của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Mười lý do không nên mua lại một franchise
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO