Làm cho "Việt Nam dễ đến"

27/06/2012 04:05

Mấy năm qua, lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng thấy rõ. Tuy nhiên không thể vì thế mà hài lòng, bởi xu hướng thị trường thay đổi liên tục và rất khác nhau ở từng khu vực.

Làm cho

Mấy năm qua, lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng thấy rõ. Tuy nhiên không thể vì thế mà hài lòng, bởi xu hướng thị trường thay đổi liên tục và rất khác nhau ở từng khu vực.

Khảo sát thường niên về kinh doanh khách sạn và các khu nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam trong năm 2011 được Công ty Grant Thornton Việt Nam công bố ngày 20/6 cho thấy: Chỉ có công suất sử dụng phòng của nhóm khách sạn 3 sao tăng 8,1%, còn khách sạn 5 sao thấp hơn năm trước 0,9%, khách sạn 4 sao cũng giảm khoảng 0,2%.

Sự sụt giảm có thể tiếp diễn trong năm nay đối với nhóm khách sạn 5 sao.

Cơ cấu khách ảnh hưởng công suất phòng

Khách du lịch cá nhân đưa doanh thu trên mỗi khách cao hơn khách đoàn

Lựa chọn một số TP du lịch thường được cho là đông khách nhất để phân tích thêm, Grant Thornton Việt Nam cho biết, công suất thuê phòng bình quân tại Đà Nẵng và Hội An đạt 69,4%, tăng 6,2%.

Ở TP.HCM, giá phòng tăng không đáng kể nhưng công suất phòng chỉ tăng 2,3%. Hà Nội giá phòng tăng 5,7%, công suất phòng giảm khoảng 2%.

Ngạc nhiên nhất là Phan Thiết, suy giảm công suất phòng 7%, dù nơi đây không có khách sạn 3 – 5 sao hoạt động. Phan Thiết có mức giá phòng khách sạn 3 - 5 sao tăng cao nhất với 11,5%, có lẽ đây là một trong những lý do khiến công suất phòng nhóm này giảm.

Ông Kenneth Atkinson, Giám đốc điều hành của Grant Thornton Việt Nam, cho biết trong những tháng đầu năm 2012, đang có dấu hiệu tiếp tục giảm của nhóm khách sạn 5 sao với công suất sử dụng phòng và giá phòng thấp hơn trước.

Điều này một phần là do có thêm số lượng phòng mới đưa vào khai thác và phần khác do có sự thay đổi trong cơ cấu khách nghỉ tại khách sạn khi có nhiều nhóm du khách đặt phòng khách sạn 3 và 4 sao hơn.

Việc đặt phòng thông qua các đại lý du lịch và nhà điều hành tour tiếp tục là phương pháp phổ biến nhất, không phân biệt điểm đến, xếp hạng sao và quy mô của khách sạn.

Điều này không làm cho các nhà quản lý khách sạn vui vì khách đoàn tăng, trong khi khách du lịch cá nhân trực tiếp đặt phòng giảm từ 40,1% xuống còn 32,2%.

Chính khách du lịch cá nhân mới đưa đến doanh thu trên mỗi khách của khách sạn cao hơn khách đoàn. Nhìn tổng thể ngành du lịch, khách cá nhân luôn lưu trú dài ngày hơn khách đi theo đoàn nên họ cũng chi tiêu cho đi chơi, ăn uống, mua sắm nhiều hơn, góp phần tăng doanh thu cho các dịch vụ liên quan du lịch.

Để khách tìm đến và giữ chân họ lâu hơn

Qua tỉ lệ khách có sự thay đổi như trên, ông Kenneth Atkinson khuyến cáo ngành du lịch Việt Nam cần cẩn trọng trong tương lai.

Điều quan trọng không phải chỉ xem số người đến mà cần tìm hiểu đầy đủ các khoản chi tiêu của họ để có sự điều chỉnh hợp lý ở tất cả dịch vụ hầu giữ chân khách lâu hơn, nhất là với khách cá nhân tự đi du lịch.

Đừng thấy mấy năm qua lượng khách quốc tế vào Việt Nam có tăng mà hài lòng, vì xu hướng thị trường thay đổi liên tục và rất khác nhau ở từng khu vực. Năm 2012, Việt Nam dự kiến đón 6,5 triệu lượt khách nước ngoài, tăng hơn năm ngoái chỉ 500.000 khách.

Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch nhưng ngành du lịch chỉ biết quảng bá điểm đến mà thiếu hẳn cách quảng bá hình ảnh: “Việt Nam dễ đến” và hành động đúng để cho khách đến Việt Nam dễ thật. Điều này Thái Lan, Malaysia, Singapore quảng bá khắp nơi và thực hiện khá tốt.

Thái Lan mở cửa cho các hãng hàng không từ các nơi trên thế giới tập trung vào Thái Lan quá cảnh để tăng tần suất máy bay đưa đón khách nhanh nhất, mở thêm bộ phận làm thủ tục lên máy bay gần khu vực các khách sạn 3 - 5 sao để khách mất ít thời gian.

Văn phòng Tổng cục Du lịch Thái Lan tại Việt Nam làm đầu mối tư vấn các dịch vụ cho du khách, kể cả không ngại quảng cáo cho khách đi các hãng hàng không nước ngoài (không phải của Thái Lan), miễn sao mỗi lần máy bay quá cảnh Thái Lan là có đưa một lượng du khách đến.

Singapore thu hút khách du lịch cá nhân rất đông nhờ họ biết kết nối các dịch vụ phục vụ khách từ người lớn đến trẻ em.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Làm cho "Việt Nam dễ đến"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO