Gánh gồng thuế, phí: DN lo ngại mất khả năng cạnh tranh

QUÝ YÊN - NGUYÊN BẢO| 17/01/2016 02:16

Không ít doanh nghiệp (DN) lo ngại mất khả năng cạnh tranh khi giá thành sản phẩm tăng do một số khoản thuế, phí tăng mạnh (được tính vào giá thành) và các chính sách tài khóa thiếu tính ổn định.

Gánh gồng thuế, phí: DN lo ngại mất khả năng cạnh tranh

Không ít doanh nghiệp (DN) lo ngại mất khả năng cạnh tranh khi giá thành sản phẩm tăng do một số khoản thuế, phí tăng mạnh (được tính vào giá thành) và các chính sách tài khóa thiếu tính ổn định.

Đọc E-paper

Bước qua năm 2016, tuy những FTA, như FTA Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu, Việt Nam - Hàn Quốc hay việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ giúp các DN giảm thuế xuất nhập khẩu, đồng thời, kể từ ngày 1/1/2016, thuế suất thuế thu nhập DN sẽ giảm từ 22% xuống còn 20%..., nhưng điều khiến DN lo ngại là các loại thuế, phí nội địa khác sẽ tăng để bù đắp vào khoản thiếu hụt ngân sách và việc điều tiết các chính sách thiếu sự ổn định.

Trong năm 2016 này, điều mà DN dệt may, da giày, những ngành thâm dụng lao động cao cũng lo ngại chuyện tăng lương tối thiểu vùng. Điều này ảnh hưởng đến phí đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

“Đây là khoản chi phí lớn với cả DN lẫn nhân công, dù DN đóng hai phần, nhân công gánh một phần nhưng hiện nay, người lao động vẫn đang ăn lương theo năng suất, mà năng suất không tăng, thì thu nhập sẽ giảm đi”, đại diện Công ty May Thắng Lợi băn khoăn.

Thêm vào đó, DN cũng lo ngại việc điều tiết chính sách trên thị trường hiện nay chưa có tính lâu dài, ổn định. Nhìn nhận vấn đề này, ông Huỳnh Văn Minh - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, cho rằng, DN cũng đang bị áp lực về thuế, phí.

Do vậy, các cơ quan quản lý nhà nước phải luôn đồng hành, chia sẻ với DN, coi thành công hay thất bại của DN cũng chính trách nhiệm, niềm vui hay nỗi lo của mình thì mới được. 

Chẳng hạn như hiện nay, rất nhiều DN đang mong mỏi được tái đầu tư hay mở rộng kinh doanh nhưng muốn thực hiện một dự án phải gõ quá nhiều cửa.

Nên suy cho cùng, thúc đẩy cải cách kinh tế và thể chế kinh tế trọng tâm vẫn là cải cách hành chính. Song trọng tâm cải cái hành chính lại chính là thủ tục hành chính. Mà thủ tục hành chính là yếu tố con người.

Dự báo về “sức khỏe” của DN Việt Nam trong năm 2016, ông Huỳnh Văn Minh nhận định, dù đã có sự chuẩn bị, nhưng khó khăn vẫn còn, đặc biệt là vấn đề nợ cũ, thuế, phí tăng, cơ chế chính sách lại chưa có tính ổn định lâu dài nên ít nhiều khiến DN bị động.

Chẳng hạn, DN Việt Nam không chỉ chịu chi phí vốn cao hơn nhiều quốc gia trong khu vực mà phía các ngân hàng, dù luôn bảo chỉ điều điều chỉnh lãi suất trong biên độ cho phép, song, thực tế thì lãi suất vẫn cứ tăng đều theo thời gian.

Do đó, khi Việt Nam hội nhập, chính sách không thể không ổn định và thiếu sự thông thoáng mãi được. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến niềm tin của DN trong nước mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam.

“DN chỉ mong muốn khi chủ trương chính sách đã có thì giải pháp thực hiện phải khả thi, chứ nếu chủ trương chính sách đưa ra mà không có sự hướng dẫn, cùng các giải pháp kịp thời thì sẽ rất khó để đưa vào thực tiễn. Khâu này từ trước nay được ví như “cổ chai” mà các cơ quan quản lý nhà nước phải tháo gỡ”, ông Minh nói.

>Tăng thuế nhập khẩu ô tô: Doanh nghiệp cần thời gian thích ứng

>Từ 20/12/2015, tăng thuế nhập khẩu một số dòng ô tô chở hàng

> Bộ Tài chính chứng minh tăng thuế môi trường không làm tăng giá xăng, dầu

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Gánh gồng thuế, phí: DN lo ngại mất khả năng cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO