Đừng làm kẻ trộm!

P.H.L| 27/05/2009 08:30

Trong khi doanh nghiệp (DN) luôn kêu ca về tình trạng hàng nhái, hàng giả, bị đánh cắp ý tưởng sản phẩm hay quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại cho cả DN lẫn người tiêu dùng, thì bên trong nội bộ DN, có thể họ đang “dung dưỡng” những kẻ trộm đáng lên án hơn.

Đừng làm kẻ trộm!

Trong khi doanh nghiệp (DN) luôn kêu ca về tình trạng hàng nhái, hàng giả, bị đánh cắp ý tưởng sản phẩm hay quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại cho cả DN lẫn người tiêu dùng, thì bên trong nội bộ DN, có thể họ đang “dung dưỡng” những kẻ trộm đáng lên án hơn.

Đôi khi, các nhà quản lý cấp cao lại là thủ phạm đánh cắp ý tưởng, dù vô tình hay cố ý, của cấp dưới. Tình trạng đánh cắp ý tưởng bên trong nội bộ sẽ tàn phá lòng tin, nhiệt tình cống hiến và sáng tạo của tập thể.

Sau đây là một vài gợi ý giúp nhà lãnh đạo DN phát hiện được ai thực sự là tác giả của những ý tưởng mới, xuất sắc để đánh giá đúng nhân tài và công bằng sáng tạo trong tổ chức.

Bị đánh cắp chất xám là nguyên nhân lớn nhất khiến nhân viên mất lòng tin và nhiệt huyết cống hiến. Ảnh: Ipic-lifestyle


* Nhận thức đúng điểm khởi nguồn của ý tưởng. Trên các diễn đàn dành cho dân văn phòng, ta thường gặp rất nhiều lời kêu ca:
“Ông chủ tôi, sếp tôi ăn cắp ý tưởng của tôi”. Có nghĩa rằng đây là tình trạng rất phổ biến. Nhiều nhà lãnh đạo cấp trên chỉ nhận được đề xuất, kế hoạch mới từ cấp quản lý trung gian và thường chỉ tưởng thưởng, ghi nhận cho cấp này. Trong khi đó, từng có một ước tính khoảng 66% phát kiến, ý tưởng mới trong DN bắt đầu từ cấp nhân viên thấp nhất, chứ không phải các nhà quản lý cấp trung hay cao.

* Lật ngược vấn đề. Cấp trung gian là nơi những ý tưởng, sáng tạo thường bị “chặn” hoặc “chuyển đổi” tác giả. Những người có lợi thế hơn về quyền được báo cáo sẽ luôn cố gắng làm cho mình trở thành tác giả chính hoặc duy nhất. Khi thẩm định, nhà lãnh đạo cần phải tinh ý để thấy những người này có thực sự tự tin, thấu đáo mọi vấn đề trong ý tưởng, đề án họ trình lên hay không. Sau đó, mời họ báo cáo, thuyết minh trước tập thể đông hơn, nhất là tập thể cấp dưới họ.

* Đường đua sòng phẳng. Các chiến dịch nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ hay những yếu tố mới lạ cho công ty, đừng nên phân công, chỉ định một bộ phận riêng lẻ nào đó, mà nên phát động những cuộc thi mà mọi thành phần trong tổ chức đều có thể tham gia. Các cuộc thi này còn là dịp khuấy động tinh thần tìm tòi, kích thích cảm giác sống động, hăng say trong mỗi cá nhân.

* Vinh danh cá nhân và tôn vinh tập thể. Trong bất kỳ một sáng tạo hay thành tựu nào, nhà lãnh đạo nên chú trọng cả hai thành phần này để tưởng thưởng và ghi nhận, tuyệt đối tránh trường hợp cả phòng, cả ban cùng góp sức làm để chỉ cuối cùng một người được “hưởng”. Ngược lại, khi cái “tôi” sáng chói bị nhòa vào cái “ta” chung chung, người ta cũng không có động lực để cống hiến.

* Hộp thư “tiếp dân”. Nhà lãnh đạo DN nên có một cơ chế nào đó, như hộp thư riêng, mà bất kỳ ai cũng có thể tìm đến để kiến nghị hoặc phản ánh những bất công của mình. Hộp thư này chính là kênh nhận được nhiều báo cáo bị đánh cắp công sức, ý tưởng và nhiều bất bình khác. Một khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại, nhà lãnh đạo đừng bao giờ “bênh” những người “có tóc” hơn những kẻ “trọc đầu”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đừng làm kẻ trộm!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO