Đầu tư quý II: Cái van nào sẽ an toàn?

(Nguồn HSBC)| 09/05/2013 00:04

Trong bốn tháng đầu năm, điểm nổi bật của nền kinh tế trong nước là giá thực phẩm trên đà tăng, các chi phí khác cũng tiếp tục tăng. Nhìn chung, khoảng cách giữa giá đầu vào và đầu ra vẫn lớn.

Đầu tư quý II: Cái van nào sẽ an toàn?

Trong bốn tháng đầu năm, điểm nổi bật của nền kinh tế trong nước là giá thực phẩm trên đà tăng, các chi phí khác cũng tiếp tục tăng. Nhìn chung, khoảng cách giữa giá đầu vào và đầu ra vẫn lớn.

Đọc E-paper

Các nhà sản xuất đang chịu chi phí sản xuất cao hơn nhưng không thể chuyển chi phí sang cho người tiêu thụ do cạnh tranh. Các biện pháp giảm giá cũng được áp dụng để thúc đẩy cầu.

Còn ở thị trường bên ngoài, dù xuất khẩu vẫn mạnh nhưng môi trường kinh tế toàn cầu đang xấu đi, với chỉ số tăng trưởng ở Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đang giảm. Do đó, các công ty Việt Nam đang duy trì trạng thái cảnh giác, giữ hàng tồn kho thấp mặc dù vẫn lạc quan về tương lai.

Cùng lúc đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa trong nước đang bị tác động của đợt sụt giá của thị trường thế giới. Kết quả là trong khi xuất khẩu hàng điện tử và may mặc tăng, phần lớn các ngành xuất khẩu liên quan đến hàng hóa giảm trong tháng 4 tính từ đầu năm đến nay.

Đồng thời, sự gia tăng đầu tư nước ngoài và cái nhìn lạc quan hơn về nhu cầu trong tương lai đã làm tăng nhập khẩu linh kiện. Cụ thể, giá đầu vào các ngành may mặc, vải sợi và điện tử tăng. Ngược lại, chi phí nhập xăng dầu giảm, cho thấy sự giảm sút cả về giá cũng nhu cầu. Điều này gây áp lực rất lớn đối với lợi nhuận cũng như kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.

Như vậy, nhìn bức tranh chung của nền kinh tế thì khi nhu cầu còn yếu và giá hàng hóa rẻ hơn vẫn đang giúp chỉ số lạm phát của tháng 4 ở mức ổn định 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát cơ bản, không tính đến giá thực phẩm và năng lượng, ở mức 12,1% từ mức 11,9% trong tháng 3 (phần lớn nguyên nhân lạm phát giảm là do giá thực phẩm tăng chậm lại, chỉ ở mức 1,7% so với cùng kỳ năm ngoái so với con số tháng 3 là 1,8%. Trong rổ CPI, thực phẩm chiếm đến 40%).

Tuy nhiên, nếu nhìn ở quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vẫn còn nhiều bất cập buộc nhà đầu tư phải cân nhắc. Nói như thế vì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định hơn nữa sẽ củng cố niềm tin vào cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc tạo lập một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng.

Việt Nam đã đặt ra chỉ tiêu đến năm 2015 hoàn thành việc tái cấu trúc ngành tài chính và khu vực kinh tế quốc doanh. Tuy nhiên kế hoạch cụ thể cho mục tiêu này chưa được công bố.

Nếu như những cam kết của Chính phủ được chuyển hóa thành giải pháp cụ thể thì các cuộc thảo luận sẽ mang tính xây dựng và được thúc đẩy bởi tham vọng làm cho Việt Nam trở thành một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao hơn.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tổng thể tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2013 - 2020, nêu rõ các mục tiêu cải tổ. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ không kỳ vọng một kế hoạch cải cách lớn sẽ được đưa ra trong ngắn hạn vì cuộc tranh luận về tái cấu trúc các tập đoàn nhà nước vẫn còn chưa ngã ngũ.

Ngoài ra, nhiều khả năng Chính phủ sẽ thực hiện việc tái cấu trúc theo dạng vừa làm vừa rút kinh nghiệm thay vì tiến hành triệt để một cuộc cải tổ lớn.

(Nguồn HSBC)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đầu tư quý II: Cái van nào sẽ an toàn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO