Đánh giá một hợp đồng nhượng quyền

01/06/2009 04:02

Một điều thật đáng tiếc trong nhượng quyền thương hiệu chính là hầu hết người nhận quyền không đọc kỹ tất cả những điều khoản trước khi ký vào hợp đồng nhượng quyền.

Đánh giá một hợp đồng nhượng quyền

Một điều thật đáng tiếc trong nhượng quyền thương hiệu chính là hầu hết người nhận quyền không đọc kỹ tất cả những điều khoản trước khi ký vào hợp đồng nhượng quyền.

Quy định của pháp luật trong nhượng quyền rất là đặc biệt

Cứ cho bình thường, bởi vì đó là văn bản dài và phức tạp, đựơc viết bằng ngôn ngữ luật, ngôn ngữ mà nói thẳng ra là có khuynh hướng ru ngủ. Một vấn đề nảy sinh khác là, sau khi người nhận quyền tương lai đọc phần giới thiệu về nhượng quyền trong bản giới thiệu nhượng quyền, họ nghĩ là họ hiểu các điều khoản nên chỉ đọc lướt qua hợp đồng. Sự hiểu biết của họ về các điều khoản có thể phần nào đúng nhưng thường là hiểu sai một cách trầm trọng.

Rất quan trọng để biết rằng mục đích của UFCO là để tạo mối quan hệ giữa người nhượng quyền và người nhận quyền. Tuy nhiên hợp đồng nhượng quyền mới là văn bản chi phối mối quan hệ đó.

Một thay đổi với ý tốt: Bản giới thiệu nhượng quyền yêu cầu phải được viết một cách thẳng thắn, đơn giản – có thể gây khó khăn cho người nhận quyền hơn là giúp họ. Tiêu chuẩn mới này cho phép người nhận quyền tương lai tin rằng họ hiểu được mối quan hệ được trình bày trong bản giới thiệu nhượng quyền. Trong nỗ lực tiết kiệm chi phí, vài người nhận quyền không thuê luật sư để giúp họ giải thích bản hợp đồng nhượng quyền. Nhà nhượng quyền nhận ra được điểm yếu trong việc thay đổi này nên đã khuyến khích, thậm chí quy định người nhận quyền của họ phải tìm kiếm sự giúp đỡ hợp pháp bên ngoài.

Trước khi bạn bắt đầu suy tính về hợp đồng nhượng quyền, có thể phải gặp nhà nhượng quyền và tham quan văn phòng cũng như một vài địa điểm của họ. Hy vọng bạn cũng có thể trò chuyện với những nhà nhận quyền khác trong hệ thống, đánh giá khía cạnh tài chính của mối quan hệ và thực hiện những bước tiếp theo một cách thích hợp, xứng đáng với những nỗi lực tìm hiểu của mình. Lúc này, bạn có thể rất thích thú với cơ hội nhận quyền của mình. Bước tiếp theo là bạn cần phải thuê co mình một nhà tư vấn.

Quy định của pháp luật trong nhượng quyền rất là đặc biệt. Luật sư địa phương người giúp bạn hoàn thiện các giấy tờ về nhà cửa hoặc… có thể không có những kinh nghiệm về nhượng quyền cần thiết để thự hiện bất kỳ sự trợ giúp thực sự nào. Họ có thể không hiểu tại sao lại thảo luận vấn đề này mà không thảo luận vấn đề kia, và làm sao biết được khi nào những điều khoản trong hợp đồng là khác thường và có thể không công bằng.

Để biết được những điều này, bạn cần có kinh nghiệm. Hai nguồn tài liệu lớn dành cho luật sư nhượng quyền có đủ tiêu chuẩn là Hiệp hội nhượng quyền quốc tế của những nhà cung cấp nhượng quyền thương hiệu (www.franchise.org) và Franchise Update [ITAL?] những hướng dẫn của luật sư nhượng quyền của tạp chí Franchise Update (www.franchise-update.com). Một nguồn tài liệu hay khác là diễn đàn của hiệp hội luật sư Hoa Kỳ (ABA) về nhượng quyền thương hiệu, nơi bán sự hướng dẫn của những luật sư thành viên với giá 35$. Bạn có thể tham gia diễn đàn nhượng quyền của ABA tại trang web www.abanet.org, sau đó chọn forums và tìm hiểu về việc nhựơng quyền.

Những yếu tố bạn và luật sư nên tìm trong bản hợp đồng nhượng quyền bao gồm:

- Những điều mà người nhượng quyền hứa khi bạn gặp họ. Nếu những điều hứa ấy không nằm trong hợp đồng nhượng quyền, thì chúng không có giá trị pháp lý, và người nhượng quyền không cần thực hiện điều đó.

- Tính nhất quán giữa hợp đồng nhượng quyền và tài liệu giới thiệu nhượng quyền. Thông thường thì không có vấn đề gì, nhưng thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy có vài điểm trong tài liệu giới thiệu, mà bạn cho là đã hiểu rõ thì lại không hoàn toàn giống trong hợp đồng. Hãy chắc chắn rằng việc giao dịch mà bạn đăng ký cũng chính là giao dịch bạn ký nhận.

Nếu bạn đang làm việc với nhà môi giới nhượng quyền, đừng tin tưởng quá nhiều vào những lời khuyên của họ. Cho dù hầu hết đều thành thật và hiểu biết, thông thường thì họ đều nhận đựơc hoa hồng từ nhà nhượng quyền khi họ thành công trong việc bán cho bạn đặc quyền kinh doanh. Thậm chí, nếu họ rất thân thiết và sẵn sàng giúp bạn bước vào hệ thống nhượng quyền mà bạn hằng mong ước, thì họ vẫn làm việc cho nhà nhượng quyền, chứ không phải cho bạn.

Một lời khuyên cuối cùng dành cho bạn là: Đừng bao giờ ký vào hợp đồng nhượng quyền thương hiệu khi bạn không hiểu rõ, đặc biệt khi có những phần liên quan tới việc vi phạm, chấm dứt hợp đồng, và chuyện gì xảy ra khi mối quan hệ giữa bạn và nhà nhượng quyền kết thúc. Hãy làm rõ những vấn đề mà bạn không hiểu, có gắng thảo luận những điều mà không phù hợp với nhu cầu của bạn, và tin tưởng vào những luật sư có kinh nghiệm về nhượng quyền để cố vấn cho bạn về quyết định của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Đánh giá một hợp đồng nhượng quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO