Công nghiệp Sữa Việt Nam: "Giai đoạn ngọt ngào"

HỒNG NGA| 20/09/2014 06:56

Trong thời gian qua, ngành sữa Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về công nghệ chế biến, chăn nuôi bò sữa và thương hiệu.

Công nghiệp Sữa Việt Nam:

Trong thời gian qua, ngành sữa Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về công nghệ chế biến, chăn nuôi bò sữa và thương hiệu.

Đọc E-paper

Ngành sữa Việt Nam đang đầu tư lớn về chăn nuôi

Trong lĩnh vực chế biến sữa, Việt Nam đã có những nhà máy hiện đại có thể cạnh tranh với ngành sữa thế giới mà điển hình nhất là 2 nhà máy của Công ty Vinamilk. Nhà máy Sữa Việt Nam (Vinamilk) xây dựng trên diện tích 20ha với tổng vốn đầu tư 2.400 tỷ đồng, đặt tại tỉnh Bình Dương và tập trung vào các sản phẩm sữa nước.

Nhà máy có công suất thiết kế giai đoạn 1 là 400 triệu lít sữa/năm, giai đoạn 2 (dự kiến triển khai vào 2017) là 800 triệu lít/năm. Nhà máy sữa bột Việt Nam cũng của Vinamilk có vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng với công suất thiết kế 54.000 tấn sữa bột/năm cũng được xem là nhà máy chế biến sữa bột lớn nhất khu vực châu Á.

Ngoài Vinamilk, Công ty Nutifood trong tháng 9 này cũng khởi công nhà máy chế biến sữa tươi 100% với vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng trên diện tích 7ha tại Gia Lai.

Nhà máy trang bị công nghệ và thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Đức, Thụy Điển với công suất ban đầu là 290 triệu lít sữa tươi/năm (vào giữa năm 2016) và sẽ nâng lên 500 triệu lít sữa tươi/năm trong những năm kế tiếp. Trong khi đó, Công ty Sữa Mộc Châu lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng...

Bên cạnh xây dựng các nhà máy chế biến hiện đại, các công ty sữa trong nước như Frieslandcampina Việt Nam, Công ty CP Sữa Quốc tế IDP, Vinamilk... bằng nhiều hình thức cũng xây dựng và phát triển nguồn nguyên liệu sữa cho các nhà máy chế biến của mình như hỗ trợ các hộ gia đình phát triển chăn nuôi bò sữa, xây dựng các trang trại bò sữa hiện đại với quy mô hàng ngàn con.

Các trang trại này không những hiện đại về thiết bị chuồng trại, qui mô mà còn tiên tiến trong các mô hình quản lý vận hành, tuân thủ các yêu cầu khắc khe nhất của ngành sữa, ngành thực phẩm thế giới như Viet Dairy GAP, Global Gap, ISO...

> Áp đảo "từ trang trại đến bàn ăn"

> Chàng trai 8x kinh doanh trang trại kiếm 9 tỷ đồng/năm

> Giá sữa: Không dễ quản

> Đấu trường bò sữa

> Quy định áp trần giá sữa: Doanh nghiệp bất ngờ!

> Dùng sữa cần biết

Việt Nam cũng vừa vinh dự có được hệ thống trang trại bò sữa đạt tiêu chuẩn quốc tế Global G.A.P (đó là các trang trại ở Nghệ An, Lâm Đồng, Tuyên Quang thuộc Công ty Vinamilk).

Theo TS. Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, tính đến tháng 1/2014, Việt Nam có 200.400 con bò sữa, tăng 14% so với năm 2013 và tăng 67% so với năm 2010. Nhiều công ty, tập đoàn kinh tế lớn đang và có kế hoạch tham gia đầu tư vào ngành chăn nuôi bò sữa.

Không chỉ có Frieslandcampina Việt Nam, IDP, TH True Milk, Mộc Châu... đẩy mạnh việc chăn nuôi bò sữa mà những thương hiệu ngoài ngành như Hoàng Anh Gia Lai cũng công bố đầu tư vào chăn nuôi bò sữa với số lượng 120.000 con, Đức Long Gia Lai ngày 8/9 cũng hợp tác với Vinamilk triển khai dự án chăn nuôi 80.000 con bò sữa và 45.000 bò thịt.

Đây là bước phát triển nhảy vọt về số lượng và chất lượng của ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam (khi các trang trại quy mô công nghiệp hiện đại ra đời bên cạnh những trang trại quy mô gia đình).

Điều này chứng minh sự phát triển gắn kết giữa ngành chế biến sữa và ngành chăn nuôi bò sữa, và là mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Ngành chế biến sữa phát triển tạo tiền đề cho ngành chăn nuôi bò sữa phát triển đáp ứng cho nhu cầu nguyên liệu.

Bên cạnh việc lớn mạnh về quy mô, ngành sữa trong nước với sự đa dạng sản phẩm đã ngày càng đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Hiện sữa trong nước có rất nhiều loại như sữa nước, sữa bột, sữa đặc, sữa chua uống, yaourt và sữa chuyên biệt dành cho trẻ em, người già, phụ nữ mang thai, người bệnh...

Theo nghiên cứu của Công ty Kantar Worldpanel Việt Nam, các loại sữa nước của Việt Nam giữ vị trí dẫn đầu trong ngành thực phẩm đồ uống với mức tăng trưởng 12% ở thành thị và 20% ở nông thôn, sữa chua men sống cũng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất tăng 15%...

Riêng mặt hàng sữa bột, theo thống kê của Bộ Công Thương, 5 tháng đầu năm 2014, sản lượng sản xuất tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2013 cho thấy mặt hàng này đã dần chiếm thị trường trong nước với sản lượng ngày càng tăng.

Bên cạnh việc chinh phục thị trường trong nước, sữa Việt Nam đã từng bước phát triển ra thế giới. Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia tại châu Á có xuất khẩu sữa.

Năm 2013, Việt Nam đã xuất khẩu các sản phẩm sữa trị giá hơn 230 triệu USD, trong đó, chủ yếu là Công ty Vinamilk với giá trị hơn 210 triệu USD. Đây là một minh chứng cho sản phẩm sữa trong nước sản xuất không chỉ đáp ứng niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam mà còn vươn tầm ra thị trường sữa thế giới.

Theo TS. Vũ Ngọc Quỳnh, Tổng thư ký Hiệp hội Sữa Việt Nam, ngành sữa Việt Nam đang đi đúng định hướng của Chính phủ và phù hợp với lộ trình phát triển bền vững của ngành sữa là kết hợp phát triển công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nguyên liệu đáp ứng số lượng và chất lượng một cách bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường nhằm tạo ra các dạng sản phẩm sữa vừa đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cao nhất, đáp ứng cho thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường khu vực và thế giới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Công nghiệp Sữa Việt Nam: "Giai đoạn ngọt ngào"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO