Buông tay phải, nắm tay trái

BÍCH LOAN| 22/06/2012 01:21

Phong trào đầu tư trái ngành một thời từng “giết” không ít doanh nghiệp (DN) và trở thành bài học cay đắng. Song, ở thời điểm hiện tại, đầu tư trái ngành lại là cách giúp DN thoát hiểm.

Buông tay phải, nắm tay trái

Phong trào đầu tư trái ngành một thời từng “giết” không ít doanh nghiệp (DN) và trở thành bài học cay đắng. Song, ở thời điểm hiện tại, đầu tư trái ngành lại là cách giúp DN thoát hiểm.

Đọc E-paper

Ông Nguyễn Đức Thuấn, Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, cho biết, mặc dù thế mạnh của Thái Bình là sản xuất và kinh doanh giày nữ, giày thể thao, giày vải và giày trẻ em các loại, thế nhưng từ năm 2011, Thái Bình đã phát triển thêm lĩnh vực may túi xách xuất khẩu.

Giải thích về việc rẽ hướng này, ông Thuấn tiết lộ là do xuất phát từ nhu cầu thị trường: “Ngay từ năm 2011, hoạt động của ngành giày nói chung cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như việc áp thuế chống bán phá giá tại Liên minh Châu Âu (EU), lẫn sự sụt giảm tại thị trường Mỹ. Sự khó khăn này không chỉ diễn ra ngày một ngày hai, trong khi khách hàng lại đang có nhu cầu về mặt hàng túi xách. Khách hàng có vốn, mình gia công, do đó, đây chính là thời cơ mà DN khó bỏ qua”.

Xét về quy mô lẫn giá trị hợp đồng từ thương vụ mà Thái Bình và Coach hợp tác lên đến con số triệu USD thì đây quả là mối hời mà DN này đạt được. Bởi, thực tế, con số DN may mắn và bản lĩnh như Thái Bình đến giờ phút này trong ngành giày chưa đếm hết trên đầu ngón tay.

Trên thực tế, việc DN chuyển đổi sang sản xuất mặt hàng khác đôi lúc khiến DN phải thay đổi gần như toàn bộ hệ thống, hoặc một phần máy móc mới phù hợp với việc sản xuất sản phẩm mới. Song, DN vẫn chấp nhận để sống còn hơn là chịu chết.

Chính nhờ sự xoay chuyển phù hợp và kịp thời mà nhiều DN cũng tạm vượt qua được nguy cơ trước mắt. Tuy nhiên, cũng không ít cảnh báo về những nguy cơ khi DN “nhảy cóc” kinh doanh trái ngành nghề.

Theo ông Nguyễn Việt Cường, Giám đốc Công ty CP In bao bì và tem nhãn chống hàng giả Quốc tế, có đến gần 50% DN đang chọn giải pháp sống và xoay xở bằng nghề tay trái. Bởi với tình hình hiện nay, để tiếp tục ngành nghề chính, DN sẽ bị cuốn tiếp vào vòng xoay vốn và nợ.

Do đó, chuyển hướng là cách thoát ly tốt nhất mà các DN nên chọn. Mặc dù vậy, không phải 100% DN chuyển hướng kinh doanh ngành nghề khác đều ổn cả. Vậy nên, vấn đề thành bại lại một lần nữa tùy thuộc vào khả năng của từng DN.

Tuy nhiên, cũng có DN chọn giải pháp thu gọn bộ máy để tập trung phát triển nghề mới song hành cùng nghề cũ, cụ thể như Công ty CP Đông Hưng, DN có thế mạnh nhất nhì trong ngành da giày Việt Nam.

Thế nhưng, thời gian tới, thay vì chỉ gia công xuất khẩu, Đông Hưng đang chuẩn bị để trình làng thị trường cửa hàng trưng bày sản phẩm giày Đông Hưng thuần Việt Nam với chất lượng quốc tế vào đầu năm 2013.

Lối đi này chẳng khác mấy so với hướng phát triển của Công ty Minh Long 1, khi Minh Long cũng đã trình làng những sản phẩm độc đáo nhất của Minh Long trên thị trường Việt nói chung và TP.HCM nói riêng, thay vì chỉ sản xuất đơn thuần.

Bên cạnh đó, đại diện một DN đang hoạt động trong lĩnh vực cơ khí cũng chia sẻ, DN đang lên kế hoạch để dốc toàn lực và vốn vào thị trường ô tô bằng hình thức mở đại lý phân phối xe ô tô. Nói về lý do chuyển đổi, vị này cho hay, giờ còn chút vốn, nếu tiếp tục kinh doanh ngành truyền thống trước nay sẽ không có lối thoát, thôi thì chọn đại “canh bạc” mới, hy vọng tình hình sẽ ổn hơn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Buông tay phải, nắm tay trái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO