Áp giá bán cho DN: Nhà phân phối lạm quyền

Ý NHI| 03/07/2014 03:46

Đưa hàng vào siêu thị đã khó, hàng vào rồi còn chịu bao nhiêu sức ép về chi phí trưng bày, khuyến mãi... lên tới hàng chục triệu đồng. Chưa hết, có siêu thị còn đòi áp luôn cả giá bán lẻ cho các doanh nghiệp (DN).

Áp giá bán cho DN: Nhà phân phối lạm quyền

Đưa hàng vào siêu thị đã khó, hàng vào rồi còn chịu bao nhiêu sức ép về chi phí trưng bày, khuyến mãi... lên tới hàng chục triệu đồng. Chưa hết, có siêu thị còn đòi áp luôn cả giá bán lẻ cho các doanh nghiệp (DN).

Đọc E-paper

Đầu năm 2012, Công ty Ba Huân bắt đầu cung cấp trứng gia cầm sạch cho các siêu thị tại TP HCM để làm nhãn hàng riêng. Dù biết cách kinh doanh này là "con dao hai lưỡi" nhưng theo ông Phạm Thanh Hùng, Phó giám đốc Công ty Ba Huân, các siêu thị đang chiếm trên 30% tổng doanh số bán hàng của Công ty.

Nếu không chấp nhận gia công nhãn hàng riêng, thì sẽ mất mối vì các tập đoàn bán lẻ sẽ chọn nhà cung cấp khác ngay. Thế nhưng, khi đồng ý làm nhãn hàng riêng cho siêu thị, Công ty Ba Huân lại rơi vào thế tự mình cạnh tranh với chính mình. Cụ thể, theo yêu cầu của một siêu thị, trứng Ba Huân khi dán nhãn hàng riêng của siêu thị sẽ phải bán rẻ hơn trứng Ba Huân trên thị trường 5%!

Mặc dù vào thời điểm này, Ba Huân mới đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập hai dây chuyền hiện đại để xử lý trứng gia cầm, việc bị thu hẹp tỷ lệ tại siêu thị sẽ dẫn đến dư thừa công suất và thiệt hại về doanh thu.

Song, đại diện Ba Huân cho biết: "Nếu chấp nhận làm gia công với giá rẻ hơn sản phẩm của chính mình đang bán trên thị trường, chẳng khác nào Ba Huân bội tín với các đại lý bán lẻ, chưa kể còn tạo tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Bởi vì họ không biết lý do tại sao cùng một nhà sản xuất, cùng bán tại một siêu thị mà giá lại chênh lệch nhau?".

Bà Phạm Thị Xuân Hương, Phó tổng giám đốc Công ty CP Dược Ladopharm (Lâm Đồng), đơn vị từng gia công nhãn hàng riêng cũng thừa nhận doanh số bán hàng của sản phẩm cùng loại do Ladopharm sản xuất đã bị giảm khi siêu thị có nhãn hàng riêng. Song, bức xúc nhất là ngoài giá bán chênh lệch từ 3 - 20%, một siêu thị còn đề nghị cắt luôn mặt hàng mà họ đang làm nhãn hàng riêng.

>Vai trò của nhà phân phối
> Làm thế nào để tìm nhà phân phối?
> "Cuộc chiến" từ nhà phân phố
i
> Các nhà bán lẻ, tiết kiệm mà vẫn có lợi nhuận
> Để đặt được sản phẩm trên kệ của nhà bán lẻ

Cùng quan điểm không chấp nhận giá bán thiếu đồng nhất, mới đây, Công ty TNHH Minh Long 1 cũng tuyên bố rút toàn bộ hàng ra khỏi hệ thống siêu thị bán sỉ của một doanh nghiệp nước ngoài, mặc dù tổng doanh thu của Minh Long 1 từ hệ thống siêu thị này trong một năm hơn 30 tỷ đồng.

Theo ông Lý Huy Sáng, Phó tổng giám đốc Công ty Minh Long 1, đây là lần thứ hai siêu thị này đưa ra yêu cầu áp giá bán. Cách đây 4 năm, giám đốc thu mua của siêu thị (nay đã nghỉ) cũng đã áp đặt giá bán và Minh Long 1 đã phải hủy hợp đồng. Mới đây, giám đốc thu mua mới của siêu thị này tiếp tục sử dụng chính sách cũ và yêu cầu phải tăng chiết khấu thêm 10%.

Vị giám đốc thu mua này nói thẳng với đại diện của Minh Long 1: "Hiện nay, chúng tôi có rất nhiều hàng gốm sứ từ Trung Quốc và họ đồng ý chiết khấu rất cao. Nếu anh không đồng ý, họ sẽ giết chết hàng của anh. Hôm qua, chúng tôi đã chấm dứt hợp đồng với một doanh nghiệp giống như anh". Ông Sáng bức xúc: "Rõ ràng, đây là thái độ coi thường DN và cách ứng xử thể hiện quyền lực".

Với doanh thu 30 tỷ đồng một năm, liệu việc rút hàng ra khỏi siêu thị này của Minh Long 1 có bị tổn hại? Ông Sáng cho biết, Minh Long 1 chủ trương không quá lệ thuộc vào một kênh phân phối để bị gây sức ép. Đây là bài học rút ra từ sau vụ bán hàng cho Tập đoàn IKEA với số lượng rất lớn và sau đó bị ép giá.

"Thông thường lúc đầu, các nhà phân phối thường mua khoảng 20-30% công suất, sau đó tăng lên mua hết công suất, rồi quá công suất, khi thị phần của mình bị lệ thuộc vào họ, họ sẽ khống chế giá bán ngay", ông Sáng cho biết.

Tuy nhiên, với trường hợp vừa xảy ra, ông Sáng cho rằng, đây không phải là chủ trương của siêu thị mà chỉ là hành xử có tính cá nhân. Vì sau đó, chính cấp trên của vị giám đốc này đã đề nghị Minh Long 1 tiếp tục đưa hàng vào siêu thị theo giá bán cũ. Phía Minh Long cũng đang chờ kiểm tra lại giá bán được niêm yết tại siêu thị như cũ mới ký lại hợp đồng.

Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng vì Minh Long 1 chiếm đến 60% mặt hàng gốm sứ tại siêu thị trên nên mới được "nhượng bộ”. Liệu các DN khác có được ưu ái này không hay tiếp tục bị siêu thị khống chế? Thực tế, sau khi từ chối làm nhãn hàng riêng với một siêu thị, sản phẩm của Ba Huân đã bị mất vị trí trưng bày đẹp tại siêu thị này. Do thiệt thòi đủ đường, Ba Huân đã phải chấp nhận làm hàng nhãn riêng trứng cút, hột vịt...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Áp giá bán cho DN: Nhà phân phối lạm quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO