Vì sao ngân hàng dồn dập tăng lãi suất?

LỮ Ý NHI| 30/10/2015 01:56

Một số ngân hàng (NH) đã điều chỉnh tăng lãi suất và đưa ra chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi, cho thấy hoạt động NH đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút tiền gửi.

Vì sao ngân hàng dồn dập tăng lãi suất?

Một số ngân hàng (NH) đã điều chỉnh tăng lãi suất và đưa ra chương trình khuyến mãi để thu hút tiền gửi, cho thấy hoạt động NH đang cạnh tranh quyết liệt để thu hút tiền gửi. 

Đọc E-paper

NH Bản Việt (Viet Capital Bank) vừa điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi VND với mức cộng thêm 0,2%/năm. Cụ thể, kỳ hạn 7 tháng là 6,5%/năm, kỳ hạn 8 tháng là 6,6%/năm, kỳ hạn 9 tháng là 6,7%/năm, kỳ hạn 10 tháng là 6,7%/năm và kỳ hạn 11 tháng là 6,8%/năm.

Trước đó, Techcombank cũng tăng lãi suất thêm từ 0,19 đến 0,29 % tiền gửi tiết kiệm ở hầu hết các kỳ hạn, từ 3 tháng đến 18 tháng. Hiện lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NH này với kỳ hạn 12 tháng là 6,08%/năm.

Tương tự, Sacombank cũng điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động tiền gửi ở một số kỳ hạn như 4 tháng, 7-11 tháng, với mức tăng từ 0,1 đến 0,3%.

Theo lý giải của các NH, việc tăng lãi suất huy động với kỳ hạn dài nhằm thu hút thêm vốn dài hạn để phục vụ cho tín dụng trung và dài hạn khi tâm lý của hầu hết người gửi vẫn chủ yếu gửi ngắn hạn để chờ lãi suất tăng.

Không chỉ tăng nhẹ lãi suất, cá biệt một số NH còn ngầm cộng thêm cho khách hàng thân thiết 0,05-0,15% lãi suất.

Bên cạnh đó, các NH còn gia tăng tặng quà, triển khai nhiều chương trình khuyến mãi như Eximbank tặng quà cho khách hàng gửi tiền từ 30 triệu đồng trở lên và đang áp dụng chương trình khuyến mãi, thêm lãi suất thưởng từ 0,1 đến 0,5%/năm cho tiền gửi kỳ hạn từ 15 tháng trở lên, áp dụng đến ngày 31/12.

Như vậy, nếu tính lãi suất công khai, lãi suất "cộng thêm" và cả hình thức khyến mãi khác, lãi suất trên thị trường đã chạm mức 8%.

Theo nhận định của một số chuyên gia, từ nay đến cuối năm, lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND sẽ có khả năng còn nhích lên, song tín dụng không vì thế mà tăng đột biến trong quý còn lại của năm.

Cạnh tranh về thị phần tín dụng tiếp tục gay gắt khi NH phải từng bước cắt giảm lãi suất để thu hút khách hàng vay vốn.

Trước thực tế các NH đang đua nhau tăng lãi suất huy động, không ít câu hỏi đặt ra, phải chăng thanh khoản hệ thống NH đang căng thẳng do sức ép tỷ giá và tín dụng?

Theo lý giải của các NH , việc đưa ra các ra các chương trình ưu đãi cho vay vào thời điểm này và tăng lãi suất vay là để giữ khách hàng khi nhiều kênh đầu tư khác đang khởi sắc.

Năm nay, GDP tăng trưởng khá, bên cạnh đó các chỉ số kinh tế khác cũng có sự chuyển biến tích cực, như lạm phát thấp, tiêu dùng trong nước, sức mua và tổng cầu đã tăng khá mạnh.

Đây chính là những yếu tố thuận lợi để sản xuất, kinh doanh phục hồi và cũng là cơ hội để NH đẩy mạnh hoạt động tín dụng. Đặc biệt, hiện đang ở thời điểm cuối năm là những tháng cao điểm về nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính lại cho rằng, việc tăng lãi suất sẽ không có lợi cho các NH bởi lãi suất đầu vào tăng trong khi đầu ra không tăng sẽ làm giảm lợi nhuận, nhất là thời điểm nước rút cuối năm đang đến gần.

TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: "Dựa trên tỷ lệ cho vay và tổng huy động thì hiện nay thanh khoản tại các NH khá dồi dào nên việc tăng lãi suất huy động không phải vì thanh khoản của các NH căng thẳng.

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, do các NH cần tiền để tăng dư nợ tín dụng trong đó có tín dụng tiêu dùng và tín dụng bất động sản nên phải tăng lãi suất huy động.

Bên cạnh đó, mặc dù lãi suất tiết kiệm ngoại tệ hiện đã giảm xuống 0%/năm với khách hàng tổ chức và 0,25% với khách hàng cá nhân, nhưng nhiều NH lo ngại nếu không tăng lãi suất huy động VND thì vẫn có khả năng khách hàng rút tiền đồng để mua và giữ USD chờ giá USD chợ đen tăng vào dịp cuối năm hay dịp Tết để bán ra kiếm lời".

TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, hiện chủ trương của NH Nhà nước là giảm lãi suất cho vay, trong khi lãi suất đầu vào của các NH tăng nhưng lại không thể đẩy chi phí vốn này vào lãi suất cho vay, sẽ khiến khả năng sinh lời bị tác động tiêu cực.

Bên cạnh đó, việc đi tìm các doanh nghiệp có thanh khoản tốt và hiệu quả để tránh nợ xấu cũng không phải là bài toán đơn giản.

Ngay cả một số doanh nghiệp hiện nay làm ăn có hiệu quả nhưng trong quá khứ đã bị xếp hạng nợ xấu nhưng vẫn chưa thoát khỏi nhóm nợ xấu thì một NH mới cho vay doanh nghiệp này đương nhiên phải xếp hạng doanh nghiệp này vào nhóm nợ xấu và trích lập dự phòng rủi ro cho phù hợp.

Vì vậy quý IV/2015, TS. Hiếu dự báo tỷ lệ sinh lời của nhiều NH sẽ giảm đáng kể vì tỉ lệ lợi nhuận cận biên (net interest margin) sẽ bị thu hẹp cộng với viêc tăng trích lập dự phòng rủi ro cho cả năm.

>Fed tăng lãi suất, các nước đang phát triển gặp rủi ro

>Các nền kinh tế sẽ bị tác động ra sao nếu FED tăng lãi suất

>Tăng lãi suất cho vay: Cần tiếng nói chung giữa NH và DN

>NHTM vẫn âm thầm tăng lãi suất tiền gửi

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Vì sao ngân hàng dồn dập tăng lãi suất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO