Tăng trưởng tín dụng BĐS: Không lo "bong bóng"

LINH CHI| 06/11/2015 01:41

Chín tháng đầu năm, tín dụng đạt khoảng 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 10,8% so với đầu năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ 2014...

Tăng trưởng tín dụng BĐS: Không lo

Chín tháng đầu năm, tín dụng đạt khoảng 4,4 triệu tỷ đồng, tăng 10,8% so với đầu năm và tăng 17,8% so với cùng kỳ 2014.

Đọc E-paper

Trong cơ cấu tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực bất động sản (BĐS), tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đến hết tháng 8 đã tăng gần 16% so với cuối năm 2014. Hiện tỷ trọng dư nợ cho vay BĐS chiếm khoảng 8% và tiêu dùng chiếm khoảng 8,2% tổng dư nợ.

Giới chuyên môn cảnh báo tín dụng tăng quá nhanh ở lĩnh vực BĐS dẫn đến nguy cơ "bong bóng" như các năm trước đây.

Bởi, khảo sát lãi suất chính thức ở tất cả các kỳ hạn tại 23 ngân hàng (NH) của Công ty Chứng khoán HSC cho thấy lãi suất cho vay của một số NH duy trì thấp nhưng cũng xuất hiện khá nhiều NH điều chỉnh tăng lãi suất cho vay như Techcombank, BIDV, Vietcombank và Eximbank... đều tăng 0,1 - 0,4%.

Tương tự, báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra lo ngại cho việc tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ sau một thời gian tắc nghẽn.

Theo đó, đơn vị này đề nghị chính sách tiền tệ cần thận trọng hơn, kiểm soát chặt chẽ cung tiền phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa.

Bên cạnh đó, cần thận trọng với sự tăng trưởng của thị trường BĐS vì tín dụng ở lĩnh vực này đang tăng cao, gây lo ngại về sự phát triển bền vững của thị trường.

TS. Nguyễn Đức Thành - Giám đốc VEPR, trả lời báo chí mới đây còn ví "nền kinh tế đang có nhiều nét tương đồng với thời điểm 2009".

Kinh nghiệm cho thấy lạm phát ở mức thấp có thể nhanh chóng đổi chiều nếu cung tiền không được kiểm soát chặt chẽ.

Thời gian qua Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải tái cấu trúc hệ thống NH do lo ngại trước việc tăng trưởng tín dụng nóng giai đoạn 2007 - 2010. Giai đoạn này được cho là một trong những tác nhân đẩy lạm phát tăng cao, gây bất ổn đối với nền kinh tế.

Khi đó tín dụng tăng chóng mặt, lên mức 40 - 50% nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, trong khi hệ thống quản trị NH còn yếu và nợ xấu là kết quả tất yếu.

Do đó, không ngạc nhiên vì sao rất nhiều ý kiến lo ngại tín dụng tăng nóng như thời điểm hiện nay sẽ tiếp tục dẫn đến đổ vỡ hệ thống tài chính.

Tuy nhiên, một số lãnh đạo NH đánh giá lo ngại trên là hơi quá và khẳng định tín dụng hiện nay đang tăng trưởng bền vững.

Cụ thể, khi phân tích tương quan giữa số doanh nghiệp (DN) thành lập mới với số DN giải thể để chứng minh nhu cầu vốn sản xuất - kinh doanh tăng mạnh, nhưng giá BĐS ở các phân khúc không tăng mạnh, cho thấy cho vay vào lĩnh vực này không chịu rủi ro lớn như 3 - 4 năm trước.

Ngoài ra, việc NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN với quy định giảm hệ số rủi ro đối với tín dụng BĐS từ 250% xuống còn 150% và tăng tỷ lệ sử dụng vốn cho vay trung, dài hạn lên 60% các NH có điều kiện tốt hơn trong cho vay mua nhà.

Nhưng không phải vì thế mà khách hàng đều có thể dễ dàng tiếp cận vốn mua nhà, cho dù cầu về tín dụng mua nhà của khách hàng cá nhân có xu hướng gia tăng gần đây.

Trong điều kiện hiện nay, cung ứng vốn tín dụng ra thị trường là điều tiên quyết để thu lợi nhuận, nhưng nợ xấu luôn là mối lo nên các NH vẫn tỏ ra khá thận trọng.

Vì vậy, không chỉ với các gói vốn tín dụng ưu đãi của NH chỉ mới mang tính chất quảng cáo, mà ngay cả với gói vốn ưu đãi 30.000 tỷ đồng cũng không dễ được giải ngân.

Kể cả với gói tín dụng ưu đãi lãi suất 30.000 tỷ đồng. Một lãnh đạo Vietcombank tại TP.HCM cho biết, dù được ưu đãi lãi suất, song vốn NH đưa ra phải chứng minh được khả năng trả nợ để tránh nợ xấu.

Do đó, DN dù thuộc diện được vay gói vốn này triển khai các dự án nhà ở xã hội cũng khó tiếp cận được.

Ngược lại, khách hàng cá nhân cũng vậy, các NH luôn thẩm định chặt chẽ về khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, với thu nhập thấp (dù ổn định), nhưng nếu được giải ngân, khách hàng cũng chỉ được vay một khoản tiền rất ít, chỉ 15 - 20% so với nhu cầu thực tế.

Rõ ràng, trước tình hình ấm lên của thị trường BĐS thời gian qua, tăng trưởng tín dụng của NH đã đi vào thực chất. Thậm chí, nhiều NH đang có điều kiện tốt để xử lý nợ xấu.

Theo đó, lãi suất cho khách hàng cá nhân vay mua nhà đã giảm đáng kể so với 3 năm trước đây và chỉ còn giao động trong khoảng 9 - 10%/năm.

Lãi suất này đã về mức hợp lý để khách hàng cá nhân tính đến việc vay vốn mua nhà ở. Đây cũng là điều kiện tốt cho các NH đẩy tín dụng BĐS thời gian qua chứ không phải cố tăng trưởng nóng như nhiều người vẫn nghĩ.

>Quá nhiều người Trung Quốc mua nhà, Australia cảnh báo bong bóng BĐS

>Đà Nẵng: Lo ngại bong bóng bất động sản

>Canada báo động tình trạng bong bóng bất động sản

>HoREA: 5 yếu tố tái hiện bong bóng bất động sản

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Tăng trưởng tín dụng BĐS: Không lo "bong bóng"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO