Muốn vào phải mở

HÀ LINH| 07/07/2014 06:27

Tuy lĩnh vực tài chính - ngân hàng (TCNH) của Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn như về nợ xấu, tái cơ cấu, nhưng nhìn chung nợ xấu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực ở thời kỳ khủng hoảng như Thái Lan.

Muốn vào phải mở

Tuy lĩnh vực tài chính - ngân hàng (TCNH) của Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn như về nợ xấu, tái cơ cấu, nhưng nhìn chung nợ xấu của Việt Nam vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực ở thời kỳ khủng hoảng như Thái Lan.

Đọc E-paper

Do đó, Giám đốc Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán ACBS, ông David C. Kadarauch cho đây là thời điểm tốt để nhà đầu tư nước ngoài có thể xem xét để rót tiền vào cổ phiếu của NH Việt Nam. Cùng quan điểm, một lãnh đạo cấp cao của Standard Chartered Bank cho rằng, tiềm năng tăng trưởng của ngành NH ở các thị trường mới nổi như Việt Nam là rất lớn, có thể tăng trưởng với tốc độ 2 lần hoặc 2,5 lần so với tăng trưởng GDP.

Trong đó, phải kể đến là nhu cầu về dịch vụ TCNH bán lẻ. Ông Sanjoy Sen, Giám đốc Phụ trách khối NH bán lẻ, ANZ Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cũng đưa ra nhận định, đối với các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam, nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ, tài chính gia tăng rất mạnh.

ANZ đặt mục tiêu rất lớn về phát triển dịch vụ tài chính bán lẻ tại thị trường Việt Nam. Bởi đây là những thị trường trẻ, đang tăng trưởng, đồng thời nhu cầu khách hàng cá nhân cũng luôn biến đổi khi thu nhập của họ ngày càng cải thiện.

Rõ ràng, cơ hội tăng trưởng đối với lĩnh vực TCNH tại Việt Nam được các tập đoàn tài chính nước ngoài đánh giá cao và xem đây là cơ hội để rót vốn đầu tư. Ngành NH Việt Nam đang nỗ lực cải tổ trong những năm qua và hiện đề án tái cơ cấu ngành đang được Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh.

Đến thời điểm này, về cơ bản các NH yếu kém đã được kiểm soát và xử lý thông qua hình mua bán và sáp nhập (M&A). Thanh khoản của toàn hệ thống đã được cải thiện tốt và Ngân hàng Nhà nước đang từng bước đẩy mạnh tái cơ cấu để lành mạnh hệ thống.

Vì thế, theo đánh giá của một chuyên gia lĩnh vực tài chính - chứng khoán, sau quá trình tái cơ cấu, dự kiến khoảng 1 - 2 năm tới, khả năng cổ phiếu NH sẽ hồi phục. Ở thời điểm này được xem là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài tìm đối tác tham gia chi phối ở NH nội.

Tuy nhiên, theo phân tích của VinaCapital, về nhóm cổ phiếu NH, kể cả NH đã niêm yết và NH đang tái cơ cấu, nhà đầu tư cũng phải xem xét đến yếu tố những NH đó đã được tái cơ cấu như thế nào và hiệu quả ra sao trước khi quyết định bỏ vốn. Đồng thời, rót vốn vào cổ phiếu NH cũng phải có tầm nhìn dài hạn, vì để kỳ vọng nhóm cổ phiếu ngành này sớm tăng trở lại là chưa thể, vì NH đang trong giai đoạn tái cơ cấu và từng bước xử lý nợ xấu.

Hơn nữa, theo ông Andy Ho, Giám đốc Điều hành VinaCapital, hiện có nhiều nhà đầu tư nước ngoài xem Việt Nam và các thị trường mới nổi khác là các khoản đầu tư dài hạn. Mức độ quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là lĩnh vực tài chính, chứng khoán vẫn đang ở mức cao.

Nguyên nhân là vì triển vọng về việc nới lỏng giới hạn sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài và định giá chứng khoán Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực. Còn theo đánh giá của lãnh đạo Standard Chartered Bank, sự tăng trưởng trong ngành TCNH không đi theo đường thẳng mà tùy thuộc vào diễn biến kinh tế trong nước cũng như thế giới.

Thực tế thời gian qua cũng chứng minh điều này, kinh tế khó khăn và tốc độ tăng trưởng của ngành TCNH Việt Nam trong những năm gần đây chững lại. Nhưng tính bình quân 10 năm tới thì tốc độ tăng trưởng của ngành NH Việt Nam sẽ ở mức khoảng 15% so với hiện nay. Tuy nhiên, điều được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là khả năng mở room cho lên 60% (từ mức 49% hiện tại) đối với doanh nghiệp nói chung và khả năng nới thêm room ở lĩnh vực NH.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Muốn vào phải mở
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO