Giá trị của BID được đẩy lên sau sáp nhập

LAM ANH| 24/04/2015 04:04

Từ đầu tháng 4 đến nay, cổ phiếu BID (mã cổ phiếu của BIDV) liên tục tăng giá (từ 17.300 đồng lên 19.300 đồng). Nguyên do vì đâu và mức giá tốt của BIDV sẽ vào khoảng bao nhiêu?

Giá trị của BID được đẩy lên sau sáp nhập

Từ đầu tháng 4 đến nay, cổ phiếu BID (mã cổ phiếu của BIDV) liên tục tăng giá (từ 17.300 đồng lên 19.300 đồng). Nguyên do vì đâu và mức giá tốt của BIDV sẽ vào khoảng bao nhiêu?

Đọc E-paper

Để xem xét diễn biến của cổ phiếu, thường sẽ có 3 biến số được lựa chọn, bao gồm: Diễn biến thị trường chung, mức định giá của cổ phiếu đó, cán cân cung cầu và biến động của BID có tương đồng với diễn biến thị trường hay không. Tính chung, chỉ số VN- Index tăng từ 538 điểm (ngày 1/4) lên 568 điểm (ngày 17/4) cũng là thời điểm mà giá cổ phiếu BID tăng.

Tuy nhiên, nếu tính chỉ trong một tuần gần đây nhất thì chỉ số VN-Index mất khá nhiều điểm, giá cổ phiếu BID vẫn tăng. Theo đánh giá, cổ phiếu "thắng" được thị trường chung là cổ phiếu tốt và có xu hướng ổn định. Về định giá cũng không cần nói nhiều khi BID là một ngân hàng lớn, có nhiều lợi thế trong hoạt động và tiềm năng trong dài hạn.

Đối với cũng cầu trên thị trường, trong 4 phiên gần đây, lượng bán ra của BID thấp hơn so với mua vào. Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng trở lại với cổ phiếu ngân hàng (NH), trong đó, việc mua vào cổ phiếu BID là rất lớn. Cụ thể, trên HOSE, khối ngoại mua ròng mạnh nhất ở BID với 30,7 tỷ đồng, kế tiếp là VCB (20 tỷ đồng), CTG (13,4 tỷ đồng).

Bình thường, tỷ lệ mua ròng của khối ngoại như thế này không phải là khối lượng lớn, nên rất nhiều khả năng lực bán ra BID xuất phát từ các nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chưa thoát đáy, việc mua trở lại cổ phiếu NH cho thấy tiềm năng của BID khả thi.

Thế nên, trong ngắn hạn, diễn biến của BID nhiều khả năng sẽ phụ thuộc vào biến số còn lại, đó là thông tin sáp nhập với MHB theo tỷ lệ hoán đổi 1:1 vào ngày 25/5 tới đây. Với tình hình này, việc sáp nhập với MHB theo tỷ lệ hoán đổi 1:1 trước mắt sẽ gây thiệt thòi cho cổ đông của BIDV, nhưng điều đó không duy trì quá lâu.

Cụ thể, MHB và BIDV đều do Ngân hàng Nhà nước sở hữu tỷ lệ lớn nên cổ đông lớn này không hề có ảnh hưởng. Với cổ đông nhỏ, trong ngắn hạn, sự lo ngại là đúng vì giá BIDV trên thị trường đang cao hơn đáng kể so với MHB.

Tuy nhiên, về dài hạn BIDV tận dụng được nhiều lợi thế khi sáp nhập MHB: mạng lưới, khách hàng mảng nông thôn... Với 44 chi nhánh của MHB, bình thường BIDV phải mất 7 năm để phát triển. Đáng chú ý là, từ khi có tin sáp nhập MHB và BIDV, giá cổ phiếu cả hai NH đều tăng. Đây là điều tích cực trong một thương vụ sáp nhập tự nguyện giữa hai NH.

Chưa kể, nền tảng kinh doanh của BID có những số liệu rất tốt ở năm 2014. Đó là, tổng tài sản đạt 650.340 tỷ đồng (tăng 18,6%) so với năm trước. Huy động vốn đạt 602.301 tỷ đồng, trong đó 501.909 tỷ đồng là nguồn vốn huy động từ khu vực tổ chức và dân cư. Dư nợ tín dụng tăng 18,9% so với năm trước, tỷ lệ nợ xấu là 2,03% tổng dư nợ.

Lợi nhuận trước thuế đạt 6.297 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2014, tỷ lệ chi trả cổ tức đạt khoảng 9,4%. Năm 2015, BIDV đặt kế hoạch tăng trưởng 16,5% về huy động vốn, dư nợ tín dụng tăng trưởng 16%, lợi nhuận trước thuế đạt 7.500 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,5% và chi trả cổ tức 9%.

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có thể được cải thiện nhưng ROE đối diện với khả năng suy giảm do các kế hoạch phát hành thêm gồm (1) Phát hành 10% cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong tháng 6/2015, (2) Phát hành cho nhà đầu tư (NĐT) chiến lược 15%, và (3) Phát hành cho NĐT tài chính 10%.

Trích báo cáo phân tích nhanh BIDV của Công ty Chứng khoán BSC (công ty con của BIDV), dự kiến, BIDV sẽ bán cổ phần cho 2 nhà đầu tư nước ngoài, trong đó một nhà đầu tư chiến lược với tỷ lệ sở hữu 20%, một nhà đầu tư tài chính với tỷ lệ sở hữu từ từ 5-10%. BIDV sẽ rất hấp dẫn với các nhà đầu tư tổ chức, các quỹ và các quỹ đầu tư chỉ số.

Sau khi tăng vốn cho đối tác chiến lược, dự kiến quy mô vốn và tổng tài sản của BIDV sẽ lớn nhất so với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, thanh khoản cao, vốn hóa lớn và cổ phiếu BID sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, các quỹ đầu tư bao gồm cả các quỹ đầu tư chỉ số ETF.

Nhìn chung, về mặt rủi ro, theo một số nhà phân tích, khả năng BID giảm sâu hơn ngưỡng hỗ trợ vừa nêu chỉ có thể xảy ra trong trường hợp VN - Index có một đợt điều chỉnh rất mạnh trong ngắn hạn.

Lúc đó, ngưỡng hỗ trợ tiếp theo có thể là 13.000-15.000 đồng/CP, vùng giá của MBB, EIB nhưng xác suất xảy ra khả năng này là khá nhỏ vì tại mức giá 13.000 đồng/CP, BID thấp hơn giá chào sàn (và cũng tương đương giá trúng thầu bình quân) đến 28%.

Có nghĩa là nhà đầu tư bán ra tại mức giá này sẽ bị lỗ rất nặng, chưa kể BID sẽ có giá thấp hơn cả CTG và VCB, những NH đồng cân đồng hạng. Hơn nữa, trong trường hợp giảm mạnh xảy ra thì tương ứng sẽ có một đợt phục hồi cũng rất mạnh.

Mặt khác, khi BID càng rẻ thì lực mua sẽ càng lớn, và ở đây có 2 cơ sở để tin rằng cổ phiếu này có thể đón nhận sức cầu lớn trong thời gian sắp tới. BID hiện đang nằm trong top 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường nên việc thu hút lực mua từ các quỹ ngoại là điều có thể dự báo được.

Mặt khác, tuy có vốn điều lệ lớn, vốn hóa lớn nhưng lượng CP trôi nổi của BID lại không nhiều (chỉ khoảng 5%, tương đương 140 triệu CP). Nếu thanh khoản của BID trong những phiên tới vẫn đạt mức vài triệu cổ phiếu/phiên thì quá trình phân phối của cổ phiếu này sẽ sớm chấm dứt... Những thông tin này sẽ là lực đỡ quan trọng cho BID và có thể thu hút thêm nhà đầu tư.

>Thị trường thịt bò: Lợi thế có về phe khối ngoại?
>Ngân hàng bán lẻ: khối ngoại “leo thang”
>Khối ngoại không nao núng

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Giá trị của BID được đẩy lên sau sáp nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO