Cổ phiếu vua đang trở lại

P.V| 21/10/2019 00:00

Trong những phiên giao dịch từ đầu tháng 10 đến nay, nhóm cổ phiếu ngân hàng ít nhiều gây chú ý khi ảnh hưởng tích cực lên thị trường. Nhiều người đặt kỳ vọng các “cổ phiếu vua” này sẽ trở lại, dẫn dắt VN-Index vượt nghìn điểm vào những tháng cuối năm nay.

Được biết, Tập đoàn FWD sẽ mua Công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI). Nếu khoản phí trên hạch toán vào lợi nhuận năm nay, con số lợi nhuận 2019 của NH này dễ dàng vượt mốc 1 tỷ USD.

Vietcombank đã hoàn tất ký kết thương vụ phân phối bảo hiểm cho Tập đoàn FWD và trước mắt có thể thu về phí 400 triệu USD; đồng thời, FWD cũng sẽ mua Công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif. Nếu khoản phí trên hạch toán vào lợi nhuận năm nay, con số lợi nhuận 2019 của NH này dễ dàng vượt mốc 1 tỷ USD.

Động lực tăng trưởng

Cổ phiếu Vietcombank những ngày gần đây đã tăng gần 60% so với đầu năm, đóng cửa phiên cuối tuần 18/10/2019 tại mốc 85.300đ/CP; dù vậy, đà tăng giá vẫn chưa cho thấy dấu hiệu dừng lại, khi ngân hàng (NH) này đang trải qua giai đoạn tăng trưởng rất cao. 

Cổ phiếu MBBank cũng tăng đến 30% trong hơn 9 tháng qua, từ mức quanh 17.500đ/CP hồi đầu năm lên gần mốc 23.000đ/CP, tuy nhiên định giá của các công ty chứng khoán dành cho NH này ở mức tận 30.000đ/CP. BIDV cũng là một trong những nhà băng có cổ phiếu diễn biến tích cực, khi tăng 20% so với đầu năm. 

Những ngày qua, thị trường lại chứng kiến sự sôi động ở các cổ phiếu NH khi công bố kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng mạnh. Vietcombank báo lãi trước thuế trong 9 tháng hợp nhất đạt 17.592 tỷ đồng, tăng gần 51% (số % tăng trong bài đều so với cùng kỳ 2018), đạt gần 86% kế hoạch năm 2019. TPBank đạt lợi nhuận trước thuế 2.404 tỷ đồng, tăng 790 tỷ đồng, tương đương tăng gần 50% và hoàn thành trên 75% kế hoạch. Sacombank công bố lợi nhuận trước thuế đạt 2.491 tỷ đồng, tăng gần 90%. MBBank lãi sau thuế 5.718 tỷ đồng, tăng hơn 30%, trong đó riêng quý III lãi 2.272 tỷ đồng, tăng 41%.

Link bài viết

Việc một số NH thông báo mua cổ phiếu quỹ với khối lượng lớn gần đây cũng kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá cổ phiếu phục hồi. HDBank thông qua kế hoạch mua lại 49 triệu cổ phiếu trong quý IV làm cổ phiếu quỹ, tương đương 5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Trước đó, VPBank cũng thông báo mua tối đa 50 triệu cổ phiếu trong quý IV, tương đương 1,97% vốn điều lệ để làm cổ phiếu quỹ. Từ đầu năm 2019 đến nay, có hai NH khác đã mua lượng lớn cổ phiếu quỹ là MBBank mua hơn 47 triệu cổ phiếu quỹ trong tổng số 108 triệu đơn vị đăng ký và TPBank hoàn tất mua lại 24 triệu cổ phiếu quỹ.

Các thương vụ bán vốn cho cổ đông nước ngoài hoặc hợp tác kinh doanh với các tập đoàn quốc tế có thể là một trong những nguyên nhân làm giá cổ phiếu của các NH tăng. BIDV sắp nhận vốn bán cho KEB Hana bank, MBBank dự kiến bán 7,5% vốn cho nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian còn lại của năm nay, Vietinbank được cổ đông chiến lược là NH MUFG ủng hộ sớm tăng vốn. Cần lưu ý, Vietinbank là một trong những NH không tăng được vốn tự có trong thời gian qua khiến CAR gần chạm ngưỡng và không thể tăng trưởng tín dụng. Nếu tăng được vốn, NH này sẽ có thể quay trở lại thời kỳ phát triển mạnh. 

Vietcombank đã hoàn tất ký kết thương vụ phân phối bảo hiểm cho Tập đoàn FWD và trước mắt có thể thu về phí 400 triệu USD, tương đương 9.000 tỷ đồng; đồng thời, FWD cũng sẽ mua Công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif (VCLI). Nếu khoản phí trên hạch toán vào lợi nhuận năm nay, con số lợi nhuận 2019 của NH này dễ dàng vượt mốc 1 tỷ USD.

Tìm kiếm cơ hội

Bên cạnh đó, vẫn có một số yếu tố được xem là tác động tiêu cực lên cổ phiếu NH. Thứ nhất là tăng trưởng tín dụng quý III của toàn ngành cho thấy tốc độ chậm lại, điều này có thể ảnh hưởng lên lợi nhuận trong thời gian tới. Trong khi đó, nhiều lĩnh vực cho vay cũng đang bị kiểm soát chặt chẽ, cùng với xu hướng mặt bằng lãi suất huy động tăng mạnh thời gian qua có thể đẩy chi phí vốn tăng.

Mới đây, thông tin Việt Nam đang bị Hãng Moody’s xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm và theo đó 17 NH sẽ bị ảnh hưởng theo mức xếp hạng của quốc gia ít nhiều có thể tác động lên giá cổ phiếu các NH.

Chính vì vậy, cổ phiếu ngành NH sẽ có sự phân hóa rõ rệt. Luồng ý kiến đầu tiên cho rằng cơ hội sẽ xuất hiện ở nhóm cổ phiếu NH đã điều chỉnh khá mạnh thời gian qua, nên có thể mua đón đầu, bởi quý cuối năm là mùa kinh doanh cao điểm của ngành NH và lợi nhuận thường tăng mạnh trong thời gian này. Việc một số nhà băng tận dụng giá cổ phiếu đã giảm mạnh để đăng ký mua cổ phiếu quỹ là một minh chứng.

Trong khi đó, theo khuyến nghị của một số chuyên gia phân tích thị trường, các nhà đầu tư sẽ có lợi nhuận tốt khi đầu tư vào một số cổ phiếu NH có mức giá thấp, bởi nền kinh tế cũng như môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục có những diễn biến tích cực.

Việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II sẽ giúp NH hoạt động an toàn, bền vững hơn, và làn sóng góp vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các NH tăng quy mô tài chính, gia tăng tính cạnh tranh. Trong bối cảnh này, giá trị thị trường của một số cổ phiếu NH sẽ tăng và ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

Agriseco mới đây cho biết, hiện nhóm cổ phiếu NH giao dịch tốt và phân hóa mạnh, nhưng khó có thể tạo sóng vào thời điểm này, có chăng chỉ là riêng biệt ở từng cổ phiếu tầm trung. Bởi lẽ, để nhóm này tạo sóng thì yếu tố quyết định là dòng tiền lớn. Tuy nhiên, theo quan sát thì dòng tiền này vẫn đứng ngoài kể từ đầu năm, không giống như hai năm trước đây.

Theo Công ty Chứng khoán MBS, nhóm cổ phiếu NH chiếm khoảng 25% thanh khoản của thị trường về giá trị giao dịch, do vậy, để thị trường có thể chinh phục ngưỡng cản tâm lý quan trọng thì không thể thiếu vai trò của nhóm này. Tuy nhiên, về động lực tăng trưởng, vẫn là chuyện riêng biệt của từng NH chứ không kỳ vọng vào sự lan tỏa của cả ngành. Điển hình như chuyện bán vốn cho đối tác ngoại đã giúp cổ phiếu của MBB, BIDV, VCB... tăng tốt trong năm nay. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Cổ phiếu vua đang trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO