Ông chủ AB InBev luôn luôn có áp lực

17/11/2015 03:57

Ông chủ AB InBev cho biết, công ty ông điều hành giống như những chai bia bán ra thị trường theo một cách quan trọng: Luôn luôn có áp lực.

Ông chủ AB InBev luôn luôn có áp lực

Ông chủ AB InBev cho biết, công ty ông điều hành giống như những chai bia bán ra thị trường theo một cách quan trọng: Luôn luôn có áp lực.

"Nếu muốn điều tốt nhất từ mọi nhân viên, bạn phải luôn luôn tạo áp lực lên họ", ông chủ người Brazil của tập đoàn bia Anheuser-Busch InBev NV phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Trường Kinh doanh Stanford năm 2010.

Carlos Brito, 55 tuổi, đã áp dụng phương thức quản lý hà khắc, tạo nên thành công và mang về khoản lợi nhuận khiến ngành bia thế giới phải khâm phục. Dưới thời quản lý của ông, số cổ đông quay lại với công ty cao gấp đôi so với các thời lãnh đạo khác.

Giờ đây, Brito - triệu phú luôn mặc quần jeans đi làm, không có văn phòng riêng và chuộng vé máy bay hạng phổ thông - vừa bắt đầu một động thái lớn nhất của mình, thương vụ mua lại hãng bia Anh quốc với giá 106 tỷ USD. Sau 4 tháng theo đuổi, lời đề xuất của Brito đã được SABMiller chấp nhận.

Thương vụ này cũng là kết quả từ chính áp lực Brito áp lên cá nhân ông khi doanh số bán tại các thị trường chủ chốt như Mỹ và Brazil suy giảm. Cổ phiếu AB InBev giảm 15% trong 6 tháng qua. Vụ sáp nhập này sẽ giúp hãng bia tiếp cận tốt hơn những thị trường đang tăng trưởng nhanh nhất tại châu Phi - với 65 triệu dân bước vào độ tuổi được phép sử dụng đồ uống có cồn vào năm 2023.

David "Bump" Williams, điều hành hãng tư vấn ngành đồ uống ở Shelton, Connecticut, cho biết "Carlos Brito là một trong những người làm việc chăm chỉ nhất mà tôi từng có cơ hội gặp gỡ. Ông không phải là người có thể cùng bạn đi xem một trận đấu bóng và cùng bạn uống một chai bia Budweiser, nhưng khi nói về chuyện làm ăn, rất ít người có thể làm tốt hơn ông".

Các lãnh đạo SABMiller sẽ sớm cảm nhận được áp lực mà ông chủ mới Brito tạo ra. Hãy hỏi các nhà quản lý lâu năm tại Anheuser-Busch ở St. Louis, nếu thực sự muốn biết.

Năm 2008, khi InBev mua lại một công ty bia của Mỹ, Brito đã sa thải 1.400 nhân viên, khoảng 6% lực lượng lao động Mỹ. Việc cắt giảm nhân sự này cho phép Brito có cơ hội tuyển dụng nhân viên trẻ tuổi hơn - những người sẵn sàng theo đuổi phương châm lấy kết quả làm động lực của ông.

Đây là mô hình Brito học được từ người bạn 76 tuổi của mình - tỷ phú giàu thứ 26 thế giới Jorge Paulo Lemann. Sau khi học xong ngành cơ khí tại Rio de Janeiro, Brito gặp Lemann thông qua một người bạn của gia đình. Khi Brito tốt nghiệp năm 1989, ông đến làm quản lý bán hàng tại Brahma - hãng bia Brazil do Lemann quản lý.

Brahma tăng trưởng thông qua các thương vụ mua lại và năm 2004 sáp nhập với Interbrew của Bỉ. Thương vụ này đã biến một tay chơi khu vực Mỹ Latin thành hãng bia quyền lực toàn cầu với những thương hiệu như Stella Artois.

Thêm một điều đặc biệt nữa là Brito không có văn phòng riêng. Những cấp dưới trực tiếp, kể cả Giám đốc tài chính hay Giám đốc bán hàng đều ngồi làm việc quanh một cái bàn lớn tại trụ sở công ty ở Đại lộ Park, New York. Điều này hoàn toàn khác so với các công sở diêm dúa với những căn phòng êm ái dành riêng cho sếp đóng đô quanh khu vực Manhattan sầm uất.

Tại sao phải có không gian chung như vậy? "Vì việc đó sẽ giúp thông tin luôn chuyển động", Brito cho biết năm 2010. "Chúng tôi sẽ có được sự kết nối trong những cuộc họp 2 phút quanh chiếc bàn lớn này. Nhiều công việc được giải quyết ngay lập tức. Không có chỗ nào để che giấy bất kỳ điều gì".

>Thị trường bia thế giới: Những thương vụ M&A khổng lồ

>Truyền thông hiệu quả như thức uống có cồn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Ông chủ AB InBev luôn luôn có áp lực
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO