Trách nhiệm của người mua nhà

NGUYÊN BẢO ghi| 04/07/2016 04:46

Người ta bàn luận nhiều về trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước khi các giao dịch bất động sản trục trặc, nhưng có vẻ quên một chủ thể rất quan trọng là khách hàng (người mua nhà).

Trách nhiệm của người mua nhà

Mối quan hệ giữa chủ đầu tư bất động sản và người mua bấy lâu nay tiềm ẩn tình trạng "cơm không lành canh không ngọt", khi sự cố xảy ra thì ai cũng có lý lẽ riêng, thậm chí bên này tố bên kia, và ngược lại.  

Đọc E-paper

Điều này có thể thấy qua việc cư dân tố chủ đầu tư chung cư Harmona (Q. Tân Bình), chung cư Bảy Hiền Tower (Q. Tân Bình, TP.HCM) mang căn hộ của họ thế chấp nên người mua đứng trước nguy cơ "trắng tay" nếu ngân hàng phát mãi tài sản.

Tại tọa đàm "Tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chung cư” do CafeLand tổ chức vừa qua, ông Lê Hữu Nghĩa - TGĐ Công ty TNHH Thương mại - Dịch vụ Lê Thành đã bày tỏ quan điểm về trách nhiệm của người mua trong các giao dịch bất động sản:

Người ta bàn luận nhiều về trách nhiệm của chủ đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước khi các giao dịch bất động sản trục trặc, nhưng có vẻ quên một chủ thể rất quan trọng là khách hàng (người mua nhà).

Bản thân là chủ đầu tư và theo dõi sát về tình hình cung cầu thị trường bất động sản nên theo tôi, người mua hiện nay rất thông minh, vì việc mua một căn nhà đôi khi là tích lũy cả đời, nên không có chuyện giống như mua một món hàng ở siêu thị.

Khách hàng tìm hiểu rất kỹ và biết rất chính xác tình trạng từng khu nhà, từng căn hộ. Nhưng tại sao lại có chuyện không vui thường xảy ra khi thị trường rơi vào khó khăn? Bởi, không ít người mua nhà thuộc diện mua để đầu tư, muốn có lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định. Họ cho rằng chủ đầu tư không cung cấp thông tin, cơ quan quản lý nhà nước thờ ơ, song, thực tế có những chung cư chưa hoàn chỉnh về thủ tục pháp lý, chưa công bố thông tin giao dịch nhưng vẫn bán hàng tốt.

Vì người mua muốn mua sản phẩm như thế, sản phẩm chưa đủ điều kiện để bán, thậm chí, càng giấu kín thông tin, càng được đánh giá là hiếm và khả năng sinh lợi cao. Họ mua căn hộ được dự báo là 5 tỷ đồng, bỏ vào 300 triệu và mong muốn đến ngày công bố, giá bán có thể lên 7 tỷ. Như vậy, khách hàng, mà nói đúng hơn là nhà đầu tư đang kinh doanh rủi ro.

Bất động sản hiện nay bị lệch pha, sản phẩm cao cấp khá nhiều nên chủ yếu là giới đầu tư đóng vai chính, mà đối tượng này thì biết rất rõ về tình hình thị trường. Vấn đề là một ngày nào đó có sự cố xảy ra, họ mới bảo cơ quan, chủ đầu tư không minh bạch.

Nhìn chung, thị trường bất động sản hiện nay đã cơ bản có những quy phạm pháp luật để điều chỉnh, vấn đề còn lại là sự thực thi của những người trong cuộc. Hiện nay có khoảng 90% dự án bất động sản được thế chấp. Điều này luật cho phép và trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với ngân hàng cũng ghi rõ thế chấp đất và tài sản hình thành trên đất.

Trong hợp đồng có điều khoản cho bán tài sản trên đất (căn hộ) nhưng bán để trả tiền cho ngân hàng. Vấn đề là ngân hàng có chặt chẽ và chủ đầu tư có sử dụng nguồn tiền (bán căn hộ) đúng mục đích hay không. Nhiều chủ đầu tư có dòng tiền từ giao dịch căn hộ nhưng không trả lại ngân hàng, mang tiền đầu tư dự án khác nên dẫn đến tình trạng không giải chấp được khoản vay cũ, nợ chồng nợ, cuối cùng xảy ra tình trạng tranh chấp, nợ đọng là điều tất yếu.

>6 điều cần cân nhắc trước khi mua nhà

>8 lưu ý khi mua nhà trả góp

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Trách nhiệm của người mua nhà
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO