Doanh nghiệp bất động sản gặp khó

Duy Khánh| 10/04/2019 04:04

Hàng loạt doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi trên địa bàn vừa kiến nghị lên UBND TP.HCM và các sở, ngành liên quan giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải hiện nay. Trong đó vấn đề "nóng nhất" là các dự án chờ rà soát, thanh tra, thủ tục pháp lý, lập dự án và đầu tư chuyển đổi mục đích sử dụng đất...

Doanh nghiệp bất động sản gặp khó

Vướng giải phóng mặt bằng

Ông Phùng Chu Cường - Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Phú Long cho biết, Phú Long trúng đấu giá 14 khu đất có diện tích 44,49ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè từ cuối năm 2004. Công ty đã thanh toán đủ tiền trúng đấu giá theo quy định và được UBND TP.HCM cấp sổ đỏ, Phú Long đã đầu tư xây dựng khu đô thị mới Dragon City. Theo ông Phùng Chu Cường, điều nghịch lý là cho đến nay, tại phân khu số 15 của Dragon City vẫn còn tồn tại một căn nhà và đất của một số hộ dân. Họ không chịu di dời, thậm chí còn có hành vi cản trở doanh nghiệp (DN). Phú Long đề nghị chính quyền Thành phố và huyện Nhà Bè hỗ trợ để giao đất đầy đủ cho Công ty thực hiện dự án.

Tương tự, Tổng giám đốc Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) Bùi Tiến Thắng cho hay, TTC Land đang đầu tư xây dựng khu liên hợp văn phòng - căn hộ - thương mại hơn 5.000m2 tại khu vực giao lộ Tản Đà - Hàm Tử, quận 5. Tuy nhiên, DN đang gặp vướng trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền sẽ khó vượt qua. Theo ông Bùi Tiến Thắng, trong 57 hộ dân được bồi thường tái định cư chỉ còn một hộ không chịu di dời và không hợp tác. Hộ dân này không chấp nhận bồi thường theo phương án Thành phố duyệt là khoảng 4 tỷ đồng mà đòi lên gần 30 tỷ đồng.

Trong khi đó, Công ty CP Kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh cho biết, đang triển khai thủ tục để lập dự án chung cư tại quận Thủ Đức. Trong quá trình triển khai, Hưng Thịnh gặp một số khó khăn liên quan đến phương án kết nối giao thông với các tuyến đường quy hoạch tiếp giáp gồm đường Vành đai 2, đường D5 và đường N2. Do đó, Hưng Thịnh đề nghị UBND Thành phố chấp thuận cho Hưng Thịnh và một DN khác được lập dự án và thực hiện đầu tư, xây dựng đường D5 và đường N2 bằng nguồn vốn của DN.

Công ty Sơn Kim kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về việc tính tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công trình ngầm. Đây cũng là vướng mắc chung của các dự án của DN có diện tích chiếm đất của công trình ngầm, lớn hơn diện tích khối đế chung cư cao tầng và khu phức hợp cao tầng. Theo Sơn Kim, khi tính tiền sử dụng đất dự án theo phương pháp thặng dư, các sở, ngành, đơn vị tư vấn đã tính đủ doanh thu của toàn bộ diện tích tầng hầm, nhưng quyết định tính tiền sử dụng đất lại chỉ ghi tính trên diện tích khối đế, còn diện tích tầng hầm lại không được tính. Do vướng mắc này mà đến nay dự án của DN chưa được cấp sổ đỏ.

đai 2, đường D5 và đường N2. Do đó, Hưng Thịnh đề nghị UBND Thành phố chấp thuận cho Hưng Thịnh và một DN khác được lập dự án và thực hiện đầu tư, xây dựng đường D5 và đường N2 bằng nguồn vốn của DN.

Công ty Sơn Kim kiến nghị tháo gỡ vướng mắc về việc tính tiền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất công trình ngầm. Đây cũng là vướng mắc chung của các dự án của DN có diện tích chiếm đất của công trình ngầm, lớn hơn diện tích khối đế chung cư cao tầng và khu phức hợp cao tầng. Theo Sơn Kim, khi tính tiền sử dụng đất dự án theo phương pháp thặng dư, các sở, ngành, đơn vị tư vấn đã tính đủ doanh thu của toàn bộ diện tích tầng hầm, nhưng quyết định tính tiền sử dụng đất lại chỉ ghi tính trên diện tích khối đế, còn diện tích tầng hầm lại không được tính. Do vướng mắc này mà đến nay dự án của DN chưa được cấp sổ đỏ.

Tháo gỡ khó khăn

Vướng mắc chung khác của các dự án nhà ở tại TP.HCM được nhiều DN nhắc đến là quy định "nhà đầu tư phải có chính quyền Thành phố tháo gỡ điểm nghẽn về đất công, quy định về đất ở hợp pháp vì đã "trói tay" nhiều DN địa ốc. Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho hay, HoREA cùng nhiều DN bất động sản trên địa bàn đã kiến nghị lên lãnh đạo Thành phố và mong muốn Thành phố có những hành động cụ thể, kịp thời tìm cách tháo gỡ những "điểm nghẽn", vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.

Được biết, UBND TP.HCM vừa giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành liên quan thông báo đến các DN biết 124 dự án mà trước đó đã bị tạm ngưng triển khai, nay đã được các cấp có thẩm quyền cho tiếp tục thực hiện để đầu tư các bước tiếp theo. Hầu hết các dự án này đang được chủ đầu tư triển khai dở dang phải tạm ngưng để phục vụ công tác thanh kiểm tra, điều tra nên thủ tục đang nằm rải rác ở nhiều sở, ngành. Hiện nay còn hơn 30 dự án chưa thể cho triển khai tiếp vì vướng công tác thanh, kiểm tra, điều tra. Khi có kết luận của cơ quan chức năng, TP.HCM sẽ tiếp tục xử lý.

Trước đó, HoREA đã có văn bản kiến nghị UBND TP.HCM và Thanh tra Chính phủ khẩn trương xem xét, giải quyết hợp tình, hợp lý đối với hơn 100 dự án đang bị "đóng băng" chờ rà soát, thanh tra nói trên. Theo ông Lê Hoàng Châu, ba tháng đầu năm 2019, các DN bất động sản lo ngại trước tình trạng nhiều dự án bị ách tắc, không được cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết kịp thời, làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ bất động sản. DN bị tăng chi phí, mất cơ hội kinh doanh, khó khăn chồng chất, thậm chí có nguy cơ bị phá sản, môi trường kinh doanh bị suy giảm tính minh bạch, khó đoán định và có thể làm tăng tính rủi ro đối với DN do có nhiều dự án bị xem xét xử lý lại (hồi tố). Theo ông Châu, nguyên nhân khách quan do hệ thống pháp luật vẫn chưa đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chồng chéo, dẫn đến cơ chế "xin - cho", tiêu cực. Bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan do thực thi pháp luật còn nhiều hạn chế, có biểu hiện thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám nêu chính kiến. 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Doanh nghiệp bất động sản gặp khó
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO