Biệt thự cổ chờ quy định mới

THIÊN YẾT| 30/09/2016 00:46

Dù vấn đề tháo dỡ biệt thự cổ đã được Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM xem xét từ 2 thập niên qua nhưng đến nay, dự thảo tiêu chí quản lý và phân loại biệt thự cổ vẫn chưa hoàn thiện.

Biệt thự cổ chờ quy định mới

Khảo sát gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc, thuộc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM cho thấy, gần một nửa trong tổng số 1.300 biệt thự cổ xây dựng trước năm 1975 đã không còn. 

Đọc E-paper

Chẳng hạn, cuối tháng 6/2016, biệt thự hơn 100 tuổi trên đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh) bị chủ sở hữu phá vỡ, trong khi 6/20 biệt thự cổ trên đường Lê Quý Đôn và Mạc Đỉnh Chi (Q.3) cũng đã bị phá bỏ, chuẩn bị cho sự ra đời của các công trình nhà ở hiện đại.

Dù vấn đề tháo dỡ biệt thự cổ đã được Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM xem xét từ 2 thập niên qua nhưng đến nay, dự thảo tiêu chí quản lý và phân loại biệt thự cổ vẫn chưa hoàn thiện.

Các chủ sở hữu biệt thự cổ nếu có nhu cầu tháo dỡ hay xây mới đều phải thực hiện theo quy trình: UBND các quận, huyện sẽ gửi công văn về Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM, đồng thời chờ UBND TP.HCM giải quyết từng trường hợp.

Vấn đề của biệt thự cổ cũng không khác với vấn đề cải tạo và xây mới các chung cư cũ trên địa bàn TP.HCM, và vẫn được xướng tên trong các cuộc họp thường kỳ về kinh tế - xã hội của Thành phố từ đầu năm đến nay.

Mặc dù danh sách chung cư cũ đã được công bố, diện mạo nhà đầu tư cũng rành rành, nhiều chung cư cũ đã rệu rã nhưng bộ tiêu chí để lựa chọn, đánh giá năng lực, quyền lợi của nhà đầu tư... vẫn còn chờ Sở Xây dựng xem xét.

Hay trường hợp giải quyết nguồn nhà ở tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn ra rả đề cập trong các cuộc họp trước nhưng dường như tại các kỳ họp sau, chuyện cũ vẫn chưa có gì mới.

Trong công tác chỉnh trang và phát triển đô thị của TP.HCM, đặc biệt là hoàn thiện hạ tầng, xóa bỏ các khu căn hộ cũ kỹ được xây dựng trước 1975 trở nên vô cùng cấp bách và cần quyết tâm cao của các đơn vị đảm trách. Việc trì hoãn từ ngày này qua ngày khác, không chỉ ảnh hưởng đến sự an nguy của người sử dụng, bộ mặt đô thị mà còn bỏ qua chi phí cơ hội không nhỏ của nhà đầu tư.

Với biệt thự cổ, những công trình lưu giữ nét kiến trúc, lịch sử Sài Gòn xưa, lẽ ra đã phải có bộ tiêu chí để cải tạo, bảo tồn từ rất sớm. Tại khu trung tâm của Penang Island (Malaysia) - nơi tập trung nhiều công trình cổ, để bảo tồn, chính quyền nơi đây đã kết hợp với người dân cải tạo. Nhiều căn gắn với những câu chuyện lịch sử, hoặc nhân vật có sức ảnh hưởng đã được đưa vào các brouchure quảng bá du lịch địa phương để thu hút khách tạo nguồn thu cho người sở hữu lẫn địa phương.

>Bảo trì nhà tái định cư: Khi quả bóng trách nhiệm bị đùn đẩy

>Ngắm ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Biệt thự cổ chờ quy định mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO