Phòng tránh lỡ chuyến bay

04/11/2008 04:40

Bị lỡ chuyến bay thứ nhất khiến hụt những lần nối chuyến bay kế tiếp không chỉ là chuyện xui xẻo thường xảy ra với những hành khách lần đầu tiên bay, mà thỉnh thoảng những người đã có kinh nghiệm đi máy bay cũng bị. Có khi chỉ vì lý do xem thường như không xem kỹ hoặc không hiểu vé điện tử ghi những gì.

Bị lỡ chuyến bay thứ nhất khiến hụt những lần nối chuyến bay kế tiếp không chỉ là chuyện xui xẻo thường xảy ra với những hành khách lần đầu tiên bay, mà thỉnh thoảng những người đã có kinh nghiệm đi máy bay cũng bị. Có khi chỉ vì lý do xem thường như không xem kỹ hoặc không hiểu vé điện tử ghi những gì.

Với vai trò nhà vận chuyển, hãng hàng không cũng lo ngại hành khách bị lỡ chuyến và lỡ nối chuyến tiếp theo. Khái niệm nối chuyến không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo sự nối chuyến của hành khách mà còn là sự nối chuyến của hành lý đi cùng hành khách trên cùng chuyến bay.

Rồi còn là vấn đề thời gian chờ nối chuyến ở sân bay trung chuyển. Trong chuyên ngành vận tải hàng không có khái niệm “thời gian quá cảnh tối thiểu” nhằm dung hòa được yêu cầu của hành khách (không phải chờ quá lâu ở nhà ga hàng không) và đảm bảo việc phục vụ của hãng hàng không được thuận tiện.

Nhưng trong thời bùng nổ đi lại bằng hàng không hiện nay, bạn cũng nên cảnh giác khi chọn hành trình bay có nhiều lần nối chuyến. Vì các sân bay bị quá tải, các chuyến bay đến trễ, máy bay cất cánh không đúng giờ... nên lắm khi không đảm bảo đủ thời gian nối chuyến. Có nghĩa khả năng bị lỡ nối chuyến là rất cao.

Ngoài ra, bay nối chuyến của một hãng (online connection) còn không trơn tru nên nối chuyến ở nhiều hãng khác nhau (interline connection) còn nhiều rủi ro hơn. Và đừng quên ghi nhận về bay nối chuyến quốc tế và nội địa.

I/ Nối chuyến quốc tế:

A) Nối chuyến sân bay quốc tế-sân bay quốc tế: II (International-International)

Thí dụ: SGN-X/NRT-JFK
Có nghĩa khởi hành từ Tân Sơn Nhất - Sài Gòn, quá cảnh ở sân bay Narita (Tokyo), đến sân bay John F. Kennedy (New York)

B) Nối chuyến sân bay quốc tế - sân bay nội địa: ID (International-Domestic)

Thí dụ: SGN-X/NRT-X/JFK-IAD
Có nghĩa khởi hành từ Sài Gòn, quá cảnh ở Narita, quá cảnh tiếp ở JFK, đến sân bay quốc tế Dulles, Washington D.C.

II/ Nối chuyến nội địa:

A) Nối chuyến sân bay nội địa - sân bay quốc tế: DI (Domestic-International)
Thí dụ: IAD-X/NRT-SGN
Có nghĩa khởi hành từ sân bay quốc tế Dulles, quá cảnh tại Narita, đến Sài Gòn

B) Nối chuyến sân bay nội địa - sân bay nội địa: DD (Domestic-Domestic)
Thí dụ: IAD-X/DFW-LAX
Có nghĩa khởi hành từ sân bay quốc tế Dulles, quá cảnh tại sân bay Dallas-Fort Worth, đến sân bay quốc tế Los Angeles.

(Kỳ sau: Xử lý thế nào khi bị lỡ chuyến và lỡ nối chuyến?)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Phòng tránh lỡ chuyến bay
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO