Men say xứ Huế

HỒ SĨ BÌNH/DNSGCT| 20/01/2014 00:35

Khách phương xa về thăm Huế, thường được mời nếm rượu làng Chuồn – xưa nay được xếp vào loại “đệ nhất danh tửu” của đất thần kinh.

Men say xứ Huế

Khách phương xa về thăm Huế, thường được mời nếm rượu làng Chuồn – xưa nay được xếp vào loại “đệ nhất danh tửu” của đất thần kinh.

Đọc E-paper

>“Rượu trời” của người Cơtu
>Về Đại Tâm ghé ăn bánh cống
>
Chén mắm cái

Tên chữ của làng Chuồn là làng An Truyền, một làng cổ có lịch sử hơn 600 năm, cách Huế chừng 10km, gần với Phá Tam Giang. Ngôi đình làng đã có tuổi mấy trăm năm, sau này được tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét trang nghiêm bề thế với lối kiến trúc triều Nguyễn, được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Hằng năm lễ hội làng An Truyền được tổ chức thu hút nhiều du khách tham dự. Làng còn nổi tiếng với hai nghề truyền thống là nấu rượu và gói bánh tét.

Đặc biệt rượu làng Chuồn có hương vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được giữa bao loại rượu dân gian khắp Huế. Làng An Truyền có hàng trăm lò rượu gia đình suốt ngày đêm đỏ lửa nên mùi rượu thoang thoảng khắp nơi.

Lễ hội làng An Truyền

Đến thăm các lò rượu mới thấy rằng để có một mẻ rượu ngon, người làng Chuồn đã dồn biết bao công khó và nhất là giữ được cái tâm của người làm nghề được tiếp truyền từ nhiều thế hệ để tới ngày nay có được “thương hiệu” của làng nghề.

Một trong những vị lão trượng của làng nghề, gia đình trải qua mấy đời nấu rượu lý giải cái sự ngon của rượu làng Chuồn: “Thứ nhất là nhờ nguồn nước tại làng. Kế đó, muốn nấu được rượu ngon phải biết cách chọn gạo, mà phải là gạo thơm. Ngày trước người làng Chuồn làm rượu bằng loại gạo lứt đỏ đầy cám nhưng loại gạo này ngày nay không chỉ khan hiếm mà còn đắt tiền. Khâu chế biến phải đúng quy trình mới đảm bảo chất lượng”.

Công đoạn chế biến thường phải mất tới 5-6 ngày. Cơm chín đem phơi trước khi ủ men đã mất ba ngày, riêng đoạn rải và phơi cơm cũng được chăm chút cẩn thận, cơm phải rải rời ra từng hạt và đều.

Có nhà thơ từng “uống rượu khắp thế gian”, một lần nếm rượu làng Chuồn đã buột miệng bảo rằng trong rượu có mùi vị của đầm phá… Còn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường từng kể rằng, thời ông còn làm tạp chí Sông Hương, có lần một đoàn nhà văn Nga đến thăm được anh em trong Hội Văn nghệ Huế chiêu đãi rượu làng Chuồn. Các nhà văn Nga đều tấm tắc khen ngon. Hôm đó, cả đoàn nhà văn nước bạn đã uống từ trưa cho đến tận chiều tối!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đọc nhiều
Men say xứ Huế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO