Thương mại Trung Quốc, kinh tế Mỹ và số phận của hàng tỷ USD đã bơm vào trái phiếu chính phủ Mỹ có thể tác động lớn tới thị trường tài chính.
Thị trường tài chính bước vào năm 2011 với niềm tin của các nhà đầu tư về nền kinh tế đang dần hồi phục và các loại tài sản có rủi ro cao như cổ phiếu sẽ tăng giá trị.
Các số liệu thăm dò về việc phân phối tài sản cũng như niềm tin của nhà đầu tư đã cho thấy xu hướng từ bỏ trái phiếu chính phủ hay tiền mặt, chờ đợi cổ phiếu tiếp tục tăng của các nhà đầu tư.
Theo Reuters, giá trị tài sản nắm giữ của các nhà đầu tư lớn trong tháng 12/2010 cao nhất trong vòng 10 tháng, chỉ số niềm tin của nhà đầu tư có xu hướng tăng lần đầu tiên kể từ tháng 3/2010.
Tuy vậy, những ngày cuối năm 2010 đã cho thấy các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với ba nguy cơ lớn từ giao dịch thương mại của Trung Quốc, kinh tế Mỹ và số phận của hàng tỷ USD đã được bơm vào trái phiếu chính phủ Mỹ.
Trong đó, tốc độ phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ được thể hiện rõ ràng nhất qua các số liệu về việc làm, dự định công bố vào ngày 7/1/2011.
Các chỉ số Nasdaq và S&P 500 đều tăng điểm, dù các chỉ số về cảm tính người tiêu dùng, nhà ở và việc làm đã gây thất vọng trong tuần trước.
Các loại tài sản bảo đảm hơn của Mỹ, trong thời gian qua cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của việc cắt giảm thuế, tâm lý chung rằng trái phiếu sẽ có thể được mua quá nhiều.
Giá các loại trái phiếu đã giảm nhiều trong những tuần vừa qua. Tuy vậy, việc xảy ra tình trạng bán tháo trái phiếu sẽ không gây ngạc nhiên cho các nhà đầu tư, khi đã được dự báo trước.
Quyết định của Trung Quốc về việc cắt giảm hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm 35% trong nửa đầu năm 2011 cũng đã ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của nhà đầu tư, khi Trung Quốc cung cấp tới 97% đất hiếm cho toàn thế giới.
Hành động của Trung Quốc có thể dấy lên những tranh chấp thương mại không đáng có. EU và Mỹ cũng đã bày tỏ mối quan ngại của mình với Trung Quốc về vấn đề này.